Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Đất Hà Tiên

Đăng bởi   vào   Bình luận


Vùng đất này xưa vốn không phải của Việt Nam, nó chính là Căn Khẩu Quốc của Mạc Cửu. Nó còn có tên gọi khác là Hà Tiên, vì dân gian đồn rằng thường có Tiên xuất hiện bay lượn trên sông.

Nhắc tới vùng này không thể không nhắc tới Mạc Cửu (1655-1735). Sử sách đều chép, ông vốn là người Hoa, tướng nhà Minh, quê gốc ở Lôi Châu – Quảng Đông – Trung Quốc. Khi nhà Minh bị nhà Thanh đánh sụp, ông cùng thân bằng quyền thuộc (tổng thảy khoảng 400 người) lên thuyền lớn rời Phúc Kiến chạy trốn về phương nam rồi vô tình lạc vào chốn này. Nó vốn là đất của Chân Lạp, nhưng vua Chân Lạp tên là Nặc Ông Thu cho phép Mạc Cửu tùy ý sử dụng. Chắc tại lão lười khai phá.

Đất Nam bộ vốn nhiều cá sấu, âm u với rừng thưa nước độc, chẳng bóng người qua lại. Thế mới thấy cái khó khăn và gian nan của những người tiên phong mở đất phương Nam.

Vùng này vốn chẳng mấy ai ở, nên Mặc Cửu phải tự tay làm mọi việc. Bằng tài năng của mình, Ông đã tập hợp được dân tha phương (gốc Hoa là chủ yếu) xây xây đắp đắp. Đến năm 1680 ông đã kiến tạo được 7 cái ấp kéo dài từ Vũng Thơm cho tới Cà Mau.

Mạc Cửu lại lập thêm các sòng bài để thu tiền. Chẳng biết có phải Campuchia có bắt chước theo ông hay không, mà giờ đi qua cửa khẩu Mộc Bài cứ mấy trăm mét lại là Casino.

Ông không thu thuế của dân, mọi người được tự do làm việc, Ông kiếm tiền bằng việc thu sản phẩm của người ta làm ra rồi bán lại cho các lái buôn. Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh. Thuyền nước ngoài ra vào nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Cái tên Căn Khẩu Quốc bắt đầu từ đây.

Vì vùng Hà Tiên quá giàu mà nó cũng gặp nhiều tai họa. Bọn cướp biển Xiêm La quen thói mò tới cướp phá. Mạc Cửu cầu cứu vua Chân Lạp, nhưng ông nhận được đáp lại bằng sự thờ ơ và không giúp đỡ. Bực mình vì cướp biển hoành hành và công sức của mình có thể đổ sông đổ bể hết. Mạc Cửu xin quy thuận Chúa Nguyễn Phúc Chu, xin dâng tặng hết sổ sách đất đai cho Chúa luôn. Cả một vùng rộng Hà Tiên rộng lớn (Kéo dài từ sát biên giới Thái Lan cho tới Cà Mau) chính thức trở thành lãnh thổ Nước ta từ đó. Ông được phong chức Tổng binh cai quản đất Căn Khẩu.



Nguyễn Ánh kế thừa và tiếp tục biến vùng này thành một nơi sầm uất. Sau này dù bị Xiêm La dùng áp lực bắt trả Hà Tiên cho họ Mạc tự trị, Trà Vinh, An Giang cho Chân Lạp. Nhưng do ảnh hưởng của Nguyễn Ánh tại miền Nam rất lớn, đặc biệt dân Phú Quốc đội ơn ông đánh cướp biển, nên vẫn giữ được vùng lãnh thổ này. Khiến cho Đất Nam Việt trước là nơi hoang vu chẳng mấy ai ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và trù phú trong nước Nam ta. Đó là một trong công lớn của Nguyễn Ánh.

Trước đây nhờ Xiêm La đuổi Tây Sơn chẳng những không thành, mà còn bị bọn Xiêm còn phá nát cả miền Nam.Về sau Nguyễn Ánh rất đề phòng quân Xiêm. Hoàng đế Gia Long sai Lê Văn Duyệt đưa 1 vạn quân vào Chân Lạp dằn mặt Xiêm. Lê Văn Duyệt đuổi được Xiêm rồi, cho xây thành Phnôm-Pênh chính thức đặt nền bảo hộ của Việt Nam lên Chân Lạp.

Ấy thế mà công sức bao nhiêu của bậc tiền nhân đi trước lại bị vua Minh Mạng từ bỏ. Nếu không giờ có lẽ chúng ta đã được qua trấn Tây Thành (Phnom-Phenh) như Hà Nội vào Sài Gòn. 



Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.