Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Thường Thị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Thường Thị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Ông Đùng Và Bà Đùng


Trong dân gian Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra Bắc có lưu truyền câu chuyện vệ một cặp vợ chồng khổng lồ , thường được gọi là Ông Đùng – Bà Đùng (Cũng có nơi gọi là Bà Đà)



Truyền thuyết về 2 nhân vật này gồm mấy mục như sau:

TẠO NÚI HỒNG LĨNH

Núi Hồng Lĩnh do một ông khổng lồ không rõ tên tuổi (dân gian Hà Tĩnh gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Xếp được 99 hòn núi, còn một hòn cuối cùng thì ông Đùng đánh rơi sang phía bờ bắc sông Lam mà thành rú Rum. Ở một số nơi thuộc vùng núi Hồng Lĩnh lại lưu truyền truyền thuyết rằng:

Ngày xưa, thủa khai thiên lập địa, vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh này núi non mọc ngổn ngang, ngăn cách vùng này vùng kia. Thủa ấy, có hai người khổng lồ là Ông Đùng, Bà Đùng nhiều lần giúp đỡ dân trong vùng. Ông Đùng rất thích bà Đùng nên một hôm sớm tinh mơ đến ngỏ ý. Bà Đùng nói trước khi gà gáy ngày mai ông Đùng phải xếp được 100 ngọn núi thì bà Đùng đồng ý làm vợ. Vậy là ông Đùng một mình cặm cụi kéo núi xếp lại, ông làm việc quên cả ăn. Lúc xếp được 99 ngọn núi thì cũng lúc bà Đùng tỉnh dậy, thấy ông Đùng đang xếp núi nên đùa cho vui bằng việc giả tiếng gà gáy. Ông Đùng đang di chuyển một ngọn núi về cho tròn 100 ngọn, đến bên bờ bắc sông Lam nghe thấy gà gáy tưởng thật, nên đứng dậy phủi tay mà đi. Do đó mà núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn, còn một ngọn bị ông Đùng bỏ lại chính là núi Quyết ở bờ bắc sông Lam.

Núi Hồng Lĩnh tại Hà Tĩnh


TRUYỀN THUYẾT KHÁC

Ở miền Bắc Việt Nam còn lưu truyền nhiều truyền thuyết dân gian về Ông Đùng Bà Đá, về chuyện hai ông bà đào sông Hồng, sông Đà, nhưng vì mải vê nói chuyện, đào từ ngày này qua ngày khác mà dòng sông uốn lượn quanh co không được thẳng như mong muốn. Truyện ông Đùng bắc chân qua sông làm cầu cho nhân dân mà bị thiêu rụi mất lông chân. 

Vùng đất Nghệ Tĩnh. Bàn chân của ông Đùng, dấu ấn của ông Đùng còn in trên mỗi ngọn núi, con đường của vùng đất xứ Nghệ. Từ ngọn Kíp Lịp ở Thiên Nhẫn - Thanh Chương đến ngọn Đại Huệ ở Nam Đàn, ngọn O Lợn ở Yên Thành tới dãy núi Hồng ở Hồng Lĩnh, dãy Hoành Sơn cao vọng đến Hòn Bớc, Hòn Cùm ở Cẩm Xuyên. Ông khổng lồ như là người kiến tạo nên núi non xứ Nghệ. Những hành động phi thường tựa hành động của những vị thần của ông Đùng cũng không thể che lập cái bình thường của con người bình thường, người dân lao động trong chân dung ông. Nếu bóc đi mô típ lai lịch khác thường và những mô típ phóng đại ở tầm vóc khổng lồ thì ông Đùng hiển hiện như những con người lao động bình thường. Con người ấy cũng lam lũ cực nhọc, cũng đi đơm cá, cũng ăn cơm với cà, cũng ra kẻ chợ cùng với một cô gái và mải mê trò truyện mà quên khuấy, bỏ lại một đùm cơm bên đường, cũng dùng bàn tay của mình moi lòng đất để lấy sắc, dùng bàn tay làm búa, làm đe và cũng đã hơn một lần phải chịu bất lực trước dòng nước hung dữ, cũng bị thằng Sắc vật ngã, cũng mắc mưu kẻ thù. Nghĩa là cũng rất gần với những con người bình thường, rất gần với cái bình thường trong chân dung ải Lậc Cậc, ông Bưng. Ải Lậc Cậc cũng lật đất, cày lúa, bắt chim, gánh tro than, cũng khóc lóc vì bất lực trước thiên nhiên. Ông Bưng là cậu bé mồ côi sống với người mẹ nghèo hiếu thảo, sinh sống bằng nghề kiềm củi để giúp mẹ độ nhật. Như vậy, những nhân vật khổng lồ này đã phát triển cao hơn dạng ông khổng lồ Trụ trời, ông khổng lồ Chô Công xây dựng nên trần gian. Nếu phương thức tạo hình tượng của những nhân vật đó là sự “nhân hóa vũ trụ” thì ở ông Bưng, ải Lậc Cậc, ông Đùng vẫn là phương thức nhân hóa vũ trụ, nhưng vũ trụ hóa con người là mục đích cao nhất. Nghĩa là con người ở đây cũng được ca ngợi phẩm chất khổng lồ, nhưng sự khổng lồ đó không phải là sở hữu của một cá nhân mà là một tập thể con người. Meletinski đã chỉ rõ “nhân vật văn hóa là sự nhân cách hóa đối với cái tập thể bộ lạc thị tộc nói chung, là sức mạnh mang tính chất độc lập của tập thể đó. Tính chất điển hình trong hình tượng ấy là như vậy. Tính chất điển hình được coi như là sự hiện thân của tập thể”. Trên phương diện ấy, thành tích của người Nghệ Tĩnh cổ đại được tập trung trong những hành động kỳ vĩ của ông Đùng. Và như vậy nhân vật xuất hiện khi con người đã ý thức, đã quan niệm “vũ trụ là công trình lao động vĩ đại, một công trường lao động vĩ đại, một đối tượng lao động vĩ đại của những người khổng lồ


DẠY DÂN NGHỀ RÈN

Tại vùng Trung Lương (Hà Tĩnh) còn lưu truyền về ông tổ nghề rèn sắt chính là Ông Đùng. Ông Đùng đã đào quặng sắt trong núi rồi dạy dân vùng ấy nghề rèn.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

100 Con Chim Phương Bay Về Tìm Chốn Đậu


Trong dân gian Hà Tĩnh còn lưu truyền một sự tích liên quan tới vua Hùng Vương tìm nơi định đô.

Xưa kia, vùng đất Lam giang là lãnh thổ của nước Việt Thường Thị, kinh đô đóng tại Ngàn Hống. Nhưng sau đó bị sát nhập vào chung với Văn Lang. 

Sau này Hùng Vương lấy được Việt Thường rồi, muốn chọn đất định đô mới. Nghe tin Ngàn Hống vôn là đô cũ của Việt Thường, Hùng Vương ngự giá tới xem. Lúc đặt chân về vùng đất Ngàn Hống, vua Hùng nhìn thấy 100 con chim Phượng Hoàng bay lượn trên bầu trời trông rất đẹp. Nhà vua ngỡ tìm được vùng đất định đô mới. Cả đàn chim Phượng Hoàng bay về đậu trên 99 đỉnh non Hồng. Riêng con chim đầu đàn, sau vài vòng bay lượng trên bầu trời nhưng không thấy còn chỗ nào có thể đậu, nó vội vỗ cánh bay đi. Thấy vậy, cả đàn chim Phượng Hoàng cũng bay theo. Hùng Vương thấy thế cho rằng, đất này chẳng thể làm đế đô cho muôn đời nên ngự giá quay về.



Tương truyền, Ngàn Hống có 99 đỉnh non Hồng, do Ông Đùng đi gom nhặt những quả núi lẻ ở châu thổ sông Lam đem về xếp thành núi. Xếp được 99 ngọn, còn ngọn cuối cùng ông đánh rơi ở bờ bắc sông Lam mà thành Rú Rum.

Ngàn Hống (tên gọi thủa khai thiên lập địa) và Hồng Lĩnh (Tên gọi ngày nay) là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam xưa và nhà Nguyễn khắc vào Anh Đỉnh ở Huế. Xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm, Ngàn Hống có tới 7 tên gọi khác nhau như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Với chiều dài 30km, rộng 15km, Ngàn Hống nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất tới 678m.

Tên các đỉnh núi ở đây được đặt theo hình dáng như: Thiên Tương, Ngũ Mã (hình 5 con ngựa), Sư Tử, Hàm Rồng, Lập Phong... nhưng cũng có đỉnh núi lại được đặt tên theo truyền thuyết hoặc tên các danh nhân như: Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Trần Soa... Dưới chân núi Hồng, sông Lam mải miết chảy qua bao năm tháng, trở thành hình ảnh thơ mộng cả trong đời thực và thơ văn.


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Nước Việt Thường


VIỆT THƯỜNG THỊ

Việt Thường (chữ Hán: 越裳, còn được viết là 越常, 越嘗), còn gọi là Việt Thường thị (越裳氏)

(Núi Hồng Lĩnh ngày nay, ảnh chụp của tác giả năm 2017)


Đây là một quốc gia cổ đại được nhắc đến trong một số thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam. Lãnh thổ có phạm vi tương ứng với hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam hiện nay.

Kinh đô nước Việt Thường đóng tại vùng núi Hồng Lĩnh thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, với tên gọi là Ngàn Hống. Lãnh thổ của nước Việt Thường phía bắc giáp với nước Văn Lang, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía đông giáp biển Đông, còn phía tây là vùng núi hoang vu.

Nhà nước Việt Thường Thị xuất hiện vào đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Sách Việt sử lược chép: ''Đến đời Chu Thành vương  nhà Chu (1042 – 1021 TCN), Việt Thường Thị mới đem dâng con chim trĩ trắng''. Như vậy Việt Thường thị xuất hiện sau Văn Lang của Hùng Vương khoảng 1800 năm.

Sử ký Tư Mã Thiên cho biết họ Việt Thường đã phải qua “ba lần sứ dịch” mới đến được kinh đô nhà Chu. Dị bản Lĩnh Nam chích quái chép từ ngữ chỗ này là “trùng dịch” với chữ “dịch” mang nghĩa là “tạm nghỉ chân để đổi ngựa”. Hiểu thông tin ở đây thành “phiên dịch” (thông ngôn) nhiều lần là sai. Sứ giả Việt Thường đã dừng chân ở dịch quán dành cho sứ giả nước ngoài 3 lần, tức là từ Việt Thường đến Cảo Kinh sứ giả đã đi qua 3 nước. Mỗi nước phải dừng lại để lấy “visa”, hay đóng “giấy thông hành”

Trong Việt Nam sử lược, tác giả Trần Trọng Kim viết: ''... sử Tàu có chép rằng năm tân mão (1109 trước Tây lịch), đời vua Thành Vương nhà Chu, có nước Việt Thường, ở phía nam xứ Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người làm thông ngôn mới hiểu được tiếng, và ông Chu Công Đán lại chế ra Chỉ Nam xa “xe chỉ nam để đem sứ Việt Thường về nước...''

Tuy nhiên, theo nhà sử học Đào Duy Anh thì Việt Thường không phải là 1 xứ của riêng Việt Nam. Ông cho biết:

""Sách Điền Hệ của Súy Phạm viết về các dân tộc thiểu số ở miền Vân Nam cho biết rằng một dân tộc thiểu số tên là Sản Lý hay Xa Ly, có truyền thuyết nói rằng đời Chu Thành vương họ sai sứ giả đến triều cống, khi về được Chu Công Đán cho xe chỉ nam, vì thế họ lấy tên là Xa Lý. Lại có một dân tộc khác là Lan Xang (Lão Qua) có truyền thuyết rằng ở thời nhà Chu, tổ tiên của họ là nước Việt Thường. Sách Điền nam tạp chí thì nói Myanma là nước Việt Thường xưa. Những dân tộc kể trên nhận Việt Thường là tổ tiên xa của mình đều có thể là di duệ của người Di Việt, tức của người Việt tộc xưa cả. Do đó chúng ta có thể đoán rằng nước Việt Thường xưa, một nước của Việt tộc ở miền nam Trường Giang, có thể tồn tại thực, cho nên một số dân tộc di duệ của Việt tộc ngày nay, trong ấy có Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ mà xem như nước tổ của mình"''. Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB VHTT 2005, trang 218, 219

Ca dao Việt Nam có câu:

Tháng năm ngày tết Đoan Dương.

Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang




Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.