Trong dân gian Hà Tĩnh
còn lưu truyền một sự tích liên quan tới vua Hùng Vương tìm nơi định đô.
Xưa kia, vùng đất Lam
giang là lãnh thổ của nước Việt Thường Thị, kinh đô đóng tại Ngàn Hống. Nhưng
sau đó bị sát nhập vào chung với Văn Lang.
Sau này Hùng Vương lấy
được Việt Thường rồi, muốn chọn đất định đô mới. Nghe tin Ngàn Hống vôn là đô
cũ của Việt Thường, Hùng Vương ngự giá tới xem. Lúc đặt chân về vùng đất Ngàn
Hống, vua Hùng nhìn thấy 100 con chim Phượng Hoàng bay lượn trên bầu trời trông
rất đẹp. Nhà vua ngỡ tìm được vùng đất định đô mới. Cả đàn chim Phượng Hoàng
bay về đậu trên 99 đỉnh non Hồng. Riêng con chim đầu đàn, sau vài vòng bay
lượng trên bầu trời nhưng không thấy còn chỗ nào có thể đậu, nó vội vỗ cánh bay
đi. Thấy vậy, cả đàn chim Phượng Hoàng cũng bay theo. Hùng Vương thấy thế cho
rằng, đất này chẳng thể làm đế đô cho muôn đời nên ngự giá quay về.
Tương truyền, Ngàn Hống
có 99 đỉnh non Hồng, do Ông Đùng đi gom nhặt những quả núi lẻ ở châu thổ sông
Lam đem về xếp thành núi. Xếp được 99 ngọn, còn ngọn cuối cùng ông đánh rơi ở
bờ bắc sông Lam mà thành Rú Rum.
Ngàn Hống (tên gọi thủa
khai thiên lập địa) và Hồng Lĩnh (Tên gọi ngày nay) là dãy núi núi nổi tiếng
nhất Hà Tĩnh, được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam xưa và nhà
Nguyễn khắc vào Anh Đỉnh ở Huế. Xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu
năm, Ngàn Hống có tới 7 tên gọi khác nhau như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú
Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Với chiều dài 30km, rộng 15km, Ngàn Hống
nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà
Tĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất tới 678m.
Tên các đỉnh núi ở đây
được đặt theo hình dáng như: Thiên Tương, Ngũ Mã (hình 5 con ngựa), Sư Tử, Hàm
Rồng, Lập Phong... nhưng cũng có đỉnh núi lại được đặt tên theo truyền thuyết
hoặc tên các danh nhân như: Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Trần Soa... Dưới chân
núi Hồng, sông Lam mải miết chảy qua bao năm tháng, trở thành hình ảnh thơ mộng
cả trong đời thực và thơ văn.
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn
1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể
quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân
đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông –
Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những
nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi
người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm
lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất
thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước
nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được
tự hào.