Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan chế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan chế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Xứ Trung Kỳ



Năm 1834, Hoàng đế Minh Mạng chia cả nước thành 3 kỳ để thuận tiện cho việc quản lý Đất nước.

Trong giai đoạn từ 1834-1884, vùng đất Trung Kỳ là một vùng quản hạt của nước Đại Nam độc lập. Theo đó, Hoàng đế Minh Mạng đã lấy Phủ Thừa Thiên làm trung tâm, do triều đình trực tiếp quản lý. Chia các tỉnh phía bắc phủ thừa thiên thành Hữu Kỳ và các tỉnh phía nam phủ thừa thiên thành Tả Kỳ.

Hữu Kỳ gồm 5 tỉnh là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Tả Kỳ gồm 6 tỉnh là: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Hoàng Đế Minh Mạng đặt ra chức tổng đốc quản hạt từ 2 đến 3 tỉnh.

Tổng thảy toàn bộ Trung Kỳ được đặt dưới quyền quản hạt của 6 vị tổng đốc là:

Tổng đốc Thanh Hóa,
Tổng đốc An-Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh),
Tổng đốc Bình-Trị (Quảng Bình và Quảng Trị),
Tổng đốc Nam-Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi),
Tổng đốc Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên),
Tổng đốc Thuận-Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa)),
Và 1 vị phủ doãn phủ Thừa Thiên.

Đứng đầu mỗi tỉnh Trung Kỳ, cũng giống toàn bộ 30 tỉnh trong cả nước (trừ phủ Thừa Thiên), đều là một viên quan tuần phủ.

Cương vực Trung Kỳ thời nhà Nguyễn bao gồm cả những phần đất nay thuộc về lãnh thổ Lào (là những vùng đất thuộc địa giới các tỉnh bắc Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) tức là Hữu Kỳ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng Trung Kỳ không bao gồm Tây Nguyên.

Đà Nẵng và Ninh Thuận ngày nay, vào thời nhà Nguyễn đã nằm trong Trung Kỳ nhưng thuộc địa giới của 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận (Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, Ninh Thuận thuộc Bình Thuận).

Trừ 3 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (là đất của người Việt cổ), thì phần lớn còn lại của Trung Kỳ (từ đèo Ngang đến hết Bình Thuận) từng là đất đai của vương quốc Chăm Pa.

Theo hiệp ước Harmand 1883 thì Trung Kỳ (tiếng Pháp gọi là Annam) kéo dài từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang (tức là tách 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía bắc và tỉnh Bình Thuận ở phía nam ra khỏi Trung Kỳ (An Nam).

Pháp đặt một viên Công sứ (Résident) tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ.

Hiệp ước Patenôtre 1884 quy định lại ranh giới Trung Kỳ: từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở ra đến địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình như cũ.

Thực dân Pháp đặt chức "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ", gọi tắt là Tổng sứ,thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ".

Chức Tổng sứ bị bãi bỏ năm 1889, Khâm sứ Trung Kỳ đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Triều đình.

Như vậy Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834. Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam năm 1884, đã đặt Trung Kỳ thành một xứ bảo hộ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, và gọi là Vương quốc An Nam. Trung Kỳ là một trong ba kỳ tạo nên nước Việt Nam. Sau khi Việt Nam giành được độc lập (1945), tên gọi này được thay bằng tên gọi Trung Bộ. Việt Nam Cộng hòa thì thay bằng tên gọi Trung phần (để chỉ phần đất Trung Kỳ thuộc Việt Nam Cộng hòa).

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Bắc Kỳ





1802 Hoàng đế Gia Long đặt Tổng trấn Bắc thành. Theo đó, Bắc thành gồm 1 trấn thành là Thành Thăng Long. 5 nội trấn là: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ. 6 ngoại trấn là: Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa.


Đứng đầu Bắc thành là chức Tổng trấn. Đứng đầu 11 trấn là chức Trấn thủ.

1822 Hoàng đế Minh Mạng đổi tên trấn Sơn Nam Thượng thành trấn Sơn Nam và trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định.

1831 Hoàng đế Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh. Tổng trấn Bắc thành được chia thành 13 tỉnh là: Hà Nội (Trung tâm Bắc thành), 4 tỉnh nội trấn là: Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. 8 tỉnh ngoại trấn là: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên.

Năm 1834 Minh Mạng chia cả nước thành 3 kỳ. Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.

Như vậy, địa danh Bắc Kỳ ra đời vào thời Hoàng đế Minh Mạng (1834) dùng để quản hạt các tỉnh miền bắc Việt Nam từ Ninh Bình trở ra.

Đứng đầu mỗi tỉnh là chức quan Tuần Phủ. Toàn bộ Bắc Kỳ được quản hạt bởi 4 viên tổng đốc và 1 tuần phủ gồm:


Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (còn gọi là Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên hay Tổng đốc Tam tuyên, với tuyên là tên gọi tắt của thừa tuyên tức đơn vị hành chính thời Lê sơ tiền thân của tỉnh) đóng ở Sơn Tây.

Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình (Tổng đốc Hà - Ninh) đóng ở Hà Nội.

Tổng đốc Hải Dương -Quảng Yên (Tổng đốc Hải - Yên) đóng ở Hải Dương.

Tổng đốc Thái Nguyên - Bắc Ninh (Tổng đốc Ninh - Thái) đóng ở Bắc Ninh.

Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng (Tuần phủ Lạng - Bình) đóng ở Lạng Sơn.

Theo Hòa ước Giáp Tuất 1874 Thực dân Pháp lập 2 khu nhượng địa ở khu Đồn Thủy (Hà Nội) và khu cảng Hải Phòng (Tỉnh Hải Dương).

Theo Hiệp ước Hác Măng 1883, định danh từ đèo ngang trở ra bắc thuộc quản hạt Bắc Kỳ.

Tuy nhiên theo Hiệp ước Patơnot 1884, quy định Bắc Kỳ là từ tỉnh Ninh Bình trở ra bắc.

Đến năm 1885, Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh và 2 khu nhượng địa của Pháp.
Từ đây, Thực dân Pháp tiến hành chia tách các tỉnh Bắc Kỳ thành các tỉnh nhỏ hơn, chia tách các tộc người theo tỉnh mới nhằm phục vụ việc cai trị của chúng. 1888 Bắc kỳ cơ bản trở thành một xứ tách biệt trong liên bang Đông Dương.

1920 Bắc kỳ có 29 tỉnh gồm: 2 thành phố tự trị là Hà Nội và Hải Phòng, 2 thành phố thuộc tỉnh là Nam Định và Hải Dương, 4 đạo quan binh và 23 tỉnh là: Hải Dương, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Lào Cai.

TP Nam Định của thuộc tỉnh Nam Định và TP Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương.

Về danh nghĩa, Bắc Kỳ thuộc lãnh thổ Đại Nam, nhưng thực tế, xứ này bị cai trị bởi thực dân pháp.

Danh xưng Tonkin.

Người Pháp gọi Bắc Kỳ là Tonkin. Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mạng trở đi. Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng thường được dùng để gọi Vịnh Bắc Bộ trên các văn bản quốc tế.

Phân biệt kỳ thị

Trước 1975, 2 từ Bắc Kỳ được sử dụng rộng rãi ở miền Nam, ít người xem đây là sự kỳ thị. Ví dụ: cố nhạc sĩ Phạm Duy, một người gốc Hà Nội sống ở miền Nam trước 1975 có một sáng tác mang tên "Cô Bắc kỳ nho nhỏ"

Ngày nay từ "Bắc Kỳ" chỉ được sử dụng trong những tài liệu, văn bản lịch sử. 

Tại miền Nam, một số người sử dụng từ Bắc Kỳ một cách vô tình hoặc cố ý gán với những thành kiến nhất định, nên người miền Bắc dần xem đây là từ thể hiện sự kỳ thị vùng miền.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:


Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Thái Thú Tích Quang

Tích Quang
錫光
Quê quán
Quận Hán Trung (Nhà Hán)
Sinh
Không rõ
Mất
Không rõ
Chức tước
Thái Thú quận Giao Chỉ


Sử sách chép về Tích Quang không nhiều. Ông được nhà Hán cửa sang làm Thái thú quận Giao Chỉ vào đầu thế kỷ I (thời Hán Bình Đế của nhà Tây Hán). Không được rõ về năm sinh hay mất, sử sách chỉ nhắc rằng, vào năm 29 đời Hán Quang Vũ, Thái thú Tích Quang vẫn còn sai người sang triều cống cho nhà Hán.

Tích Quang là người chủ trương thi hành chính sách "giáo hóa", truyền bá Hán học vào đất Giao Chỉ.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Thái Thú


Thái thú ( Tiếng Hán: 太守) (Tiếng Hàn: 태수) chức quan đứng đầu một Quận của các triều đại trong lịch sử cổ đại của nước Tàu và Triều Tiên.

Xuất hiện lần đầu từ thời Chiến Quốc trong lịch sử nước Tàu, biên giới giữa các nước chư hầu thường có xung đột, nên đã thiết lập các quận như là một đặc khu riêng biệt, có chính quyền tự trị tổng hợp, người đứng đầu gọi là thú hoặc quận thú.

Sau khi thống nhất Trung nguyên, Tần Thủy Hoàng phân chia toàn lãnh thổ nước Tần thành 36 quận, chức quan đứng đầu gọi là thú do hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm.

Sang thời Tây Hán đổi chức Thái quận thú thành Thái thú, được hưởng lương 2000 thạch lương. Nhiệm vụ chính của Thái thú là đại diện triều đình tiếp xúc với cư dân địa phương trong phạm vi cai trị, thu nạp các cống phẩm địa phương để dâng nộp cho triều đình theo các hạn định được giao. Đối với các quận vùng biên cương hoặc có phiến loạn hoặc có sự chống đối của dân cư địa phương, Nhà Hán đặt thêm chức Đô úy có nhiệm vụ phụ trách quân sự, đóng quân đồn trú tại địa phương đó. Ngoài ra Thái thú chịu sự giám sát của các Thứ sử.

Sang thời Đông Hán, triều đình đặt ra chức Kế lại. Kế lại có nhiệm vụ thay mặt Thái thú lên báo cáo tình hình với Thứ sử. Kế lại của Thứ sử lại làm nhiệm vụ thay mặt thứ sử lên triều đình tâu báo, còn Thứ sử chuyên tâm vào việc ở bản châu.

Dưới trương thái thú có một viên quận thừa thay mặt Thái thú khi Thái thú vắng mặt. Xung quanh Thái thú có các Duyện sử chia ra các "Tào" làm việc, mỗi Tào có Thư tá phụ trách việc giấy tờ.
Ngoài ra, tại mỗi quận vẫn duy trì chức Đô úy ngang chức như Thái thú, lo việc quân sự và một viên Đô úy thừa, chức ngang với quận thừa, giúp việc quân sự. Năm 30, Hán Quang Vũ Đế bỏ chức đô úy và đô úy thừa, chỉ có quận nào có biện loạn mới lâm thời đặt ra chức đó.

Nhà Tùy xóa bỏ quận, lấy châu đơn vị hành chính cấp thứ hai, chức thái thú bị bãi bỏ. Thời kỳ này quan Thứ sử trở thành chức quan gần tương đương với quan thái thú thời nhà Hán. Từ thời nhà Tống về sau, chuyển xưng thành tri phủ.

Tại Silla (Triều Tiên), người đứng đầu quân đội địa phương ban đầu được gọi là , và ông ta đã được phục hồi về quyền thừa kế.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.