1802 Hoàng đế Gia Long đặt Tổng trấn Bắc thành. Theo đó, Bắc thành gồm 1 trấn thành là Thành Thăng Long. 5 nội trấn là: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ. 6 ngoại trấn là: Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa.
Đứng đầu Bắc thành là chức Tổng trấn. Đứng đầu 11 trấn là chức Trấn thủ.
1822 Hoàng đế Minh Mạng đổi tên trấn Sơn Nam Thượng thành trấn Sơn Nam và trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định.
1831 Hoàng đế Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh. Tổng trấn Bắc thành được chia thành 13 tỉnh là: Hà Nội (Trung tâm Bắc thành), 4 tỉnh nội trấn là: Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. 8 tỉnh ngoại trấn là: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên.
Năm 1834 Minh Mạng chia cả nước thành 3 kỳ. Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Như vậy, địa danh Bắc Kỳ ra đời vào thời Hoàng đế Minh Mạng (1834) dùng để quản hạt các tỉnh miền bắc Việt Nam từ Ninh Bình trở ra.
Đứng đầu mỗi tỉnh là chức quan Tuần Phủ. Toàn bộ Bắc Kỳ được quản hạt bởi 4 viên tổng đốc và 1 tuần phủ gồm:
Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (còn gọi là Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên hay Tổng đốc Tam tuyên, với tuyên là tên gọi tắt của thừa tuyên tức đơn vị hành chính thời Lê sơ tiền thân của tỉnh) đóng ở Sơn Tây.
Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình (Tổng đốc Hà - Ninh) đóng ở Hà Nội.
Tổng đốc Hải Dương -Quảng Yên (Tổng đốc Hải - Yên) đóng ở Hải Dương.
Tổng đốc Thái Nguyên - Bắc Ninh (Tổng đốc Ninh - Thái) đóng ở Bắc Ninh.
Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng (Tuần phủ Lạng - Bình) đóng ở Lạng Sơn.
Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng (Tuần phủ Lạng - Bình) đóng ở Lạng Sơn.
Theo Hòa ước Giáp Tuất 1874 Thực dân Pháp lập 2 khu nhượng địa ở khu Đồn Thủy (Hà Nội) và khu cảng Hải Phòng (Tỉnh Hải Dương).
Theo Hiệp ước Hác Măng 1883, định danh từ đèo ngang trở ra bắc thuộc quản hạt Bắc Kỳ.
Tuy nhiên theo Hiệp ước Patơnot 1884, quy định Bắc Kỳ là từ tỉnh Ninh Bình trở ra bắc.
Đến năm 1885, Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh và 2 khu nhượng địa của Pháp.
Từ đây, Thực dân Pháp tiến hành chia tách các tỉnh Bắc Kỳ thành các tỉnh nhỏ hơn, chia tách các tộc người theo tỉnh mới nhằm phục vụ việc cai trị của chúng. 1888 Bắc kỳ cơ bản trở thành một xứ tách biệt trong liên bang Đông Dương.
1920 Bắc kỳ có 29 tỉnh gồm: 2 thành phố tự trị là Hà Nội và Hải Phòng, 2 thành phố thuộc tỉnh là Nam Định và Hải Dương, 4 đạo quan binh và 23 tỉnh là: Hải Dương, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Lào Cai.
TP Nam Định của thuộc tỉnh Nam Định và TP Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương.
Về danh nghĩa, Bắc Kỳ thuộc lãnh thổ Đại Nam, nhưng thực tế, xứ này bị cai trị bởi thực dân pháp.
Danh xưng Tonkin.
Người Pháp gọi Bắc Kỳ là Tonkin. Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mạng trở đi. Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng thường được dùng để gọi Vịnh Bắc Bộ trên các văn bản quốc tế.
Phân biệt kỳ thị
Trước 1975, 2 từ Bắc Kỳ được sử dụng rộng rãi ở miền Nam, ít người xem đây là sự kỳ thị. Ví dụ: cố nhạc sĩ Phạm Duy, một người gốc Hà Nội sống ở miền Nam trước 1975 có một sáng tác mang tên "Cô Bắc kỳ nho nhỏ"
Ngày nay từ "Bắc Kỳ" chỉ được sử dụng trong những tài liệu, văn bản lịch sử.
Tại miền Nam, một số người sử dụng từ Bắc Kỳ một cách vô tình hoặc cố ý gán với những thành kiến nhất định, nên người miền Bắc dần xem đây là từ thể hiện sự kỳ thị vùng miền.
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.