Hiển thị các bài đăng có nhãn Họ Hồng Bàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Họ Hồng Bàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Lac Long Quan (Deutsch)



Lac Long Quan (Vietnamesische: Lạc Long Quân; Chinese: 駱龍君).

Er ist eine legendäre Figur von Vietnam. Sein richtiger Name ist Sung Lam. (Vietnamesische: Sùng Lãm; Chinese: 崇纜). Niemand weiß, wann er geboren wurde und starb. Sein Grab in Hanoi stadt – Vietnam.

Lac Long Quan ist Kinh Duong Vuongs Sohn, aber er ist nicht König von Xich Quy land. Der Name seiner Frau ist Au Co (Vietnamesische: Âu Cơ). Sie haben alle 100 Söhne. Der erste Sohn, der König von Van Lang land wurde, heißt Hung Vuong I.

Alle Vietnamesen nennen ihn den ersten Vater (Vietnamesische: Thủy Tổ).

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Lý Ông Trọng


Lý Ông Trọng
李翁仲
Tên húy
Lý Thân

Quê quán
Làng Chèm, Thụy Phương – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Đền thờ
Đình Chèm (Cùng quê)



Lý Ông Trọng là một nhân vật có thật trong lịch sử, được coi là “Tứ Đại Trụ Thần”, xuất hiện trong nhiều dị bản khác nhau của truyền thuyết dân gian.

Theo chính sử, Lĩnh Nam Chích Quái chép, Lý Ông Trọng là bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông “cao 2 trượng 3 thước” (gần 2 mét), khí chất đoan dũng, khác với người thường”

SỰ NGHIỆP

LÀM QUAN NƯỚC VĂN LANG

Thời trẻ, Ông Trọng đến hương ấp làm lực dịch. Khi bị trưởng quan đánh đòn, ông than rằng: “Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ lẽ nào quanh quẩn mãi ở đây, chịu để cho người ta hành hạ?”. Từ đó Ông Trọng quyết chí tu thân, dùi mài kinh sử, sau sang nước Tần, được vua Tần trọng dụng, cho làm quan tới chức Tư lệ hiệu úy. Sự việc này được ghi chép lại trong cả Đại Việt sử ký và Việt Điện U Linh.

Theo truyền thuyết dân gian, Ông Trọng là người cương trực, trung hậu, thương dân, từng đánh nhau với tên lính huyện để bảo vệ dân phu, sau lại được Hùng Vương trọng dụng. Ông có công giúp vua Hùng dẹp yên bờ cõi, ngăn chặn quân địch từ phía Tây và phía Nam tiến vào Văn Lang.

THỜI KỲ ÂU LẠC

Đến thời An Dương Vương, ông trở thành tướng giỏi và được vua cử sang sứ nước Tần. Tần Thủy Hoàng thấy tướng mạo phi phàm của vị sứ giả phương Nam, biết không phải người phàm, bèn ngỏ ý mời ông giúp trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu.

Năm 221 TCN (Năm thứ 26 triều Tần Thủy Hoàng), nước Tần thôn tính cả 6 nước vùng Trung Nguyên và xưng Đế. Thời đó mặc dù Tần Thuỷ Hoàng uy danh ngàn vạn dặm, nhưng biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Quân Tần có Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên.

Tần Thủy Hoàng bèn phái Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao, tức vùng đất tỉnh Cam Túc ngày nay. Uy danh của Ông Trọng khiến quân Hung Nô khiếp đảm, chỉ đứng nhìn từ xa mà cũng đủ hồn xiêu phách lạc. Sách Từ Nguyên Trung Quốc ghi: “Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở của Tư Mã, coi giữ cung Hàm Dương”.

Đại Nam quốc sử diễn ca viết về ông như sau:

“Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân

Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ

Uy danh đã khiếp Hung Nô

Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.“


Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Lý Ông Trọng cũng có khen ngợi rằng:


“Võ giỏi văn tài đấng trượng phu

Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ

Vĩnh Khang ứng mộng bàn kinh truyện

Hương lửa trời Nam vững đế đồ.”


PHÒ MÃ ĐẠI TẦN

Từ khi có Lý Ông Trọng, quân Hung Nô không còn dám bén mảng tới biên giới nhà Tần. Vua Tần cũng vì thế mà rất mực tin yêu, muốn giữ chân ông nên bèn gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, tức Tây Cung công chúa. Là một sứ giả người Việt, vừa được phong quan chức, lại trở thành phò mã như vậy, thật hiếm lắm thay.

Thế nhưng, danh tiếng và quyền thế nơi đất khách vẫn không thể giữ chân ông. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi về phương Nam, ngày đêm mong ngóng sớm được đoàn tụ cùng gia viên. Khi biết Ông Trọng được vua Tần phê chuẩn cho trở lại cố hương, quân Hung Nô lại tiến quân sang quấy nhiễu. Không còn cách nào khác, Tần Thủy Hoàng phải sai sứ sang Âu Lạc thỉnh mời. Nhưng Ông Trọng tìm cách thoái thác, không muốn tiếp tục phục vụ nước Tần.

Truyền thuyết dân gian kể rằng ông phải giả chết, khiến vua Tần bất đắc dĩ đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng. Pho tượng được đặt ở cửa Tư Mã Hàm cung. Bên trong pho tượng chứa được vài chục người, và có chỗ điều khiển để cử động tay chân. Khi quân Hung Nô định kéo sang cướp phá, từ xa thấy bức tượng đồng cứ ngỡ là Ông Trọng, phải vội vàng tháo chạy, không dám bén mảng tới nước Tần lần nữa.

LƯU DANH THIÊN CỔ NGÀN NĂM SAU

Nhiều trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính. Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương qua làm Đô Hộ nước An Nam ta thường qua chơi làng Vương (tên gọi Lý Ông Trọng trong Việt Điện U Linh).

Đêm mộng thấy cùng Vương nói chuyện trị dân, và giảng luận sách Xuân Thu tả truyện, nhân đó Triệu Xương mới hỏi thăm nhà cũ của Vương hồi xưa, thì chỉ thấy mù khói ngang trời, sông nước mênh mông, rêu phong đường đá. Ông mới lập lại đền thờ, xưởng cao lầu lớn, rồi chuẩn bị lễ vật đem đến tế Vương.

Đến lúc Cao Biền (tướng nhà Đường) đánh phá nước Nam Chiếu (là vương quốc của người Bạch và người Di ở Vân Nam Trung Quốc), Vương thường hiển linh trợ thuận. Cao Biền lấy làm kinh dị, sai thợ trùng tu đền thờ ông tráng lệ hơn xưa, và chạm khắc tượng gỗ son thếp vàng giống như thực, đem lễ vật đến tế, từ đó, hương hỏa không khi nào hết.

Đến thời Bắc Thuộc (từ năm 603 đến năm 938) đền thờ Lý Ông Trọng tiếp tục được cho xây dựng ở Thị Điềm, Thụy Phương (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Để tưởng nhớ Lý Ông Trọng, hằng năm ba làng: Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc tổ chức lễ hội đền Chèm từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch.

Ngày nay ở làng Chèm, huyện Từ Liêm, vẫn còn ngôi đền cổ thờ Lý Ông Trọng do vua Tần cho người xây dựng. Trải qua hàng nghìn năm phong ba cùng tuế nguyệt, ngôi đền vẫn còn giữ được pho tượng Lý Ông Trọng cao 8 mét, cùng với các câu đối và văn bia ghi lại thần tích về ông. Trong đó có câu: “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. “Hương” ở đây là Lý Ông Trọng, người làng Chèm, xã Thụy Hương. Đức Thánh làng Chèm vì thế mà được xếp ngang hàng với Phù Đổng Thiên Vương, là một trong Tứ Đại Trụ Thần của nước ta thời xưa. Phạm Sư Mạnh nhà Trần có lời thơ về ông:

“Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp

Ông Trọng từ thâm vân đạm nùng.”


Dịch


“Văn Lang thành cổ non trùng điệp

Ông Trọng đền thiêng mây nhạt nồng.”


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Trương Chi - Mỵ Nương


Mỵ Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó thư giãn. 



Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách và say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông, thổi sáo hay nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí. 

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện và Mỵ Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh. 

Một hôm, vô tình cha nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mỵ Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Mỵ Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mỵ Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa. 

Trương Chi kể từ khi về nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến nhà của Mỵ Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn cho thân phận nghèo hèn của mình, không thiết làm ăn gì nữa, mang bệnh tương tư, biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng. 

Một lần tình cờ, cha Mỵ Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mỵ Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách. Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén tan ra thành nước.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Chữ Đồng Tử - Tiên Dung

Tên húy
Chữ Đồng Tử
褚童子
Quê quán:
Thôn Chử Xá – xã Văn Đức – Gia Lâm – Hà Nội



 Ông là một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian truyền thống Việt Nam.

Cuộc đời của ông gắn liều với Truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử, được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái kể về thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.

TRUYỀN THUYẾT

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (có bản viết là Chử Vi Vân. Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần - Nhà xuất bản Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn. 

Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung tuổi trăng tròn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa ghé qua vùng Gia Lâm. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng. Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung - Chử Đồng Tử làm chúa (Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần-Nhà xuất bản Giáo dục). 

Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi - tham khảo "Việt sử Giai thọai" Chuyện kể Chử Đồng Tử) Đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thoại), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung - Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn. Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là chợ Hà Thị. Lễ hội Chử Đồng Tử tại Đền Hóa Dạ Trạch Thực sự về mặt lịch sử thì có thể Chử Đồng Tử cũng là một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo cổ ở nước ta. 

Truyền thuyết cũng khẳng định đạo Phật cổ đã du nhập vào nước ta từ thời kỳ Hùng vương khoảng 200-300 năm trước công nguyên. Truyền thuyết cũng cho thấy ban đầu cũng có xung đột chính trị giữa tín ngưỡng đạo Phật và tín ngưỡng cổ Văn Lang, giữa Phật giáo cổ và giới cầm quyền của các vua Hùng.

VĂN HÓA

Về văn hóa, truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung để lại cho người Việt Nam phong tục trồng cây nêu trong ngày Tết: 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cao nêu, kêu pháo, bánh chưng xanh”.

Tục trồng cây nêu trong ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết về vợ chồng Chử Đồng Tử-Tiên Dung cắm gậy, đội nón lên gậy từ thời Vua Hùng Vương, để nói lên lòng mong muốn làm việc thiện, trừ được ma quỉ, trừ cái ác, và nói đến sự vươn lên của người dân Việt Nam trong mỗi kỳ năm mới.

LỄ HỘI – THỜ CÚNG

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, lễ hội cầu tình yêu) được tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng huyện Khoái Châu. Lễ hội hằng năm đều đ­ược tổ chức như­ng với quy mô tổng (tổng Mễ xưa có 9 làng) thì 3 năm một lần, thời gian vào giữa tháng 2 âm lịch. Lễ mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về tr­ước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là minh chứng cho nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.


VỢ CỦA CHỬ ĐỒNG TỬ

Có thuyết kể rằng Chử Đồng Tử trong lúc chu du tìm thầy học đạo cùng vợ đã lấy thêm một người vợ thứ hai là công chúa Hồng Vân. Cả ba người đã giúp dân chữa bệnh.

Công Chúa Tiên Dung

Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Vào một ngày đẹp trời, nàng cho thuyền dạo chơi dọc sông Hồng, lúc đó Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nhìn thấy từ xa đoàn thuyền dong buồm đi tới, sợ quá chàng liền chạy lên bờ nhằm khóm lau vùi mình xuống cát. Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai thị nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Trước người con gái có thân thể ngọc ngà, Chử sợ hãi định chạy trốn nhưng Tiên Dung ngẫm thấy là duyên trời định bèn nói: "Ta và chàng tình cờ gặp nhau thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt", liền đó nàng truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền. 

Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì đùng đùng nổi giận không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống cuộc đời bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập. Cảm mến vợ chồng họ, Tiên Ông đã truyền phép thần cho Chử Đồng Tử, sau đó Chử và Tiên Dung đi khắp vùng Khoái Châu dùng phép thần để cứu sống những người chết do bị nạn dịch, đói khổ… 

Sau kẻ nịnh thần về kinh đô tâu với vua rằng vợ chồng công chúa Tiên Dung dùng phép lạ dựng thành quách, muốn lập riêng bờ cõi. Ngỡ con làm phản, vua Hùng sai quân đến dẹp. Vợ chồng Chử Đồng Tử không dám cưỡng lại mệnh cha, chờ chịu tội. Nửa đêm hôm ấy một trận cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng bay lên trời, để lại một đầm nước rộng mênh mông. Người đời sau gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ. 

Cảm động trước mối tình bất tử, đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được nhân dân thờ phụng nhiều nơi trên địa bàn đồng bằng và Trung du Bắc bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. 

Công chúa Hồng Vân

Hồng Vân công chúa tên thường gọi là Tây Nương, hay Tây Sa (có tài liệu gọi là nàng Nguyễn). Bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đức độ, hiền lành tại làng Đông Miên, huyện Chu Diên (tức thôn Đông Kim, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện nay). 

Tương truyền rằng, một đêm nọ mẹ bà mộng thấy một con chim xanh lớn bay vào màn, rồi hóa thành người con gái đẹp. Tiếp đó, một người đàn bà xuất hiện ngoài màn, tự xưng là Tây cung vương mẫu từ thiên đình giáng xuống, đem con xuống gửi nhà người cõi trần trong 3 kỷ (36 năm). Từ đó bà thụ thai, đến ngày mùng 10/2 âm lịch hạ sinh con gái, đặt tên là Tây Nương. Tây Nương lớn lên có sắc đẹp lạ thường "chim sa, cá lăn, hoa tủi, trăng hờn". 

Chuyện tình duyên giữa Hồng Vân công chúa và đức thánh Chử Đồng Tử được ghi lại như sau: "Trong một chuyến đi chữa bệnh cho người dân, đức thánh và công chúa Tiên Dung gặp Tây Nương đang cắt lúa bên đường đã tới hỏi chuyện. Thấy nàng có sắc đẹp lạ thường, hiền lành mà đối đáp trôi chảy, Tiên Dung tỏ ra mến phục và kết nghĩa chị em". Sau cuộc trò chuyện "tâm đầu ý hợp" của ba người, Tây Nương đã kết duyên cùng Chử Đồng Tử. 

Cũng năm đó, vua Hùng cha của công chúa Tiên Dung ốm nặng, không ngự y nào chữa khỏi được. Biết Tây Nương giỏi về chữa bệnh,Tiên Dung đã nhờ nàng vào cung chữa cho vua cha. Sau khi vua Hùng khỏi bệnh định mang vàng bạc, châu báu ra tạ ơn, nhưng nàng không nhận mà trở về chung sống với Chử Đồng Tử - Tiên Dung, tiếp tục chữa bệnh cứu dân. 

Sau sự kiện Tam vị đồng thăng, vua Hùng đã sa giá đến nơi để xem xét. Khi đó, vua nhìn lên trời thấy có người con gái cưỡi hạc trắng từ bay đến, tự xưng là Tây cung vương nữ, vâng mệnh Chử Đồng Tử - Tiên Dung đến tạ phụ vương và xin thứ tội các con. Vua nhận ra đây chính là người chữa khỏi bệnh cho mình lúc trước. Ngài vô cùng hối hận và xúc động và đã phong cho Tây Nương là " Nội trạch Tây cung Tiên nữ – Hồng Vân công chúa". Để tỏ lòng nhớ ơn công ơn của ba vị, dân làng trong vùng và nhiều nơi khác đã lập đền thờ họ. 

Nhiều làng thuộc các tỉnh nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam đều có thờ đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân công chúa. Nhưng ở Hưng Yên là có nhiều đền nhất, có 45 làng cùng thờ. Hằng năm vào ngày 10, 12/2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung lại được diễn ra tại các đền Hóa Dạ Trạch, đền Tránh Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền thờ Hồng Vân công chúa (xã Đông Tảo, Khoái Châu) để ghi nhớ công ơn đồng thời tô đậm thêm thiên tình sử muôn đời của đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Hùng Vương Thứ XIII


Truyền thuyết về Hùng Vương thứ 13 trong dân gian không có nhiều, chỉ duy nhất một tuyền thuyết về vị vua này ở Hà Tĩnh.

Vào thời Vua Hùng thứ 13, trong khi đi tuần thú phương nam, có ngự giá ngang qua một vùng biển. Thấy cảnh trí rất hoang sở đẹp đẽ, vua lệnh cho hạ trại nghỉ chân. Trong lúc đang mệt mỏi, vua bống nghe gió, sóng biển và tiếng lá thông reo cùng dội vào vách núi tạo nên một bản nhạc du dương. Nhà vua ngỡ như có tiên hạ phạm đang gẩy đàn đâu đó quanh đây. Sau khi leo lên núi, mà không gặp được nàng tiên nào, trông xuống bãi biễn thấy giống chiếc đàn tỳ bà, vua Hùng liền đặt tên cho vùng biển này là "Thiên Cầm" có nghĩa là đàn trời.

Ngày nay, vùng biển Hùng Vương thứ 13 ghé qua đó chính là Thiên Cầm thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh.


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Sơn Tinh - Thủy Tinh


Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: 

"Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ"

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang. 

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.



Nhận định của Nguyễn Ngọc: 

Sính lể voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Thực tế lại là một câu đố. Trong tiếng Việt, số 9 và từ chín (trạng thái) là từ đồng âm khác nghĩa. Voi chín ngà không phải là voi có 9 cái ngà. Gà 9 cựa không phải là gà có 9 cái cựa. Ngựa 9 hồng mao không phải là ngựa có 9 cái hồng mao. Mà là voi đã chín đôi ngà (tức voi đã trưởng thành) Gà đã chín cựa (tức là gà đã có cựa sắc, cựa đã cứng) ngựa đã chín hồng mao (tức ngựa đã lớn).

Căn cứ theo sử sách, Sơn Tinh chính là Thánh Tản Viên. Còn Thủy tinh chính là ông nội của Thục Phán - Thục Vương nước Nam cương. Câu chuyện một phần được hư cấu từ cuộc chiến giữa người Tây Âu với người Lạc Việt, nhưng phải chăng dưới thời kỳ trị vì của An Dương Vương đã bị chuyển hóa thành Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Mỵ Nương Thiều Hoa


THÂN THẾ
Cha: Hùng Vương thứ VI
Anh trai: Lang Liêu


SỰ NGHIỆP

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ Vi có con gái là Mỵ nương Thiều Hoa. Mỵ nương là người hiền lành, xinh đẹp, không chịu lấy chồng, có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Mỵ nương khi trò chuyện với loài bướm đã biết được loài bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn một loài cây (cây dâu) nhả ra tơ vàng. Mỵ nương bèn xin giống trứng rồi về tìm cách đan tơ thành tấm. Mỵ nương Thiều Hoa đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa, gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm. Cách gọi ấy còn truyền đến ngày nay.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.