Hiển thị các bài đăng có nhãn Chống Ngoại Xâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chống Ngoại Xâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Thực Dân Pháp Đánh Phá Thành Gia Định - 1859



Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về sự kiện: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 1-9-1858 tại Đà Nẵng. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự của quân nhà Nguyễn.

Sang năm 1859, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã rút hai phần ba quân số và 8 chiếc tàu chiến ra khỏi Đà Nẵng. Vậy chúng đi đâu? và sẽ làm gì tiếp theo?

Trong phần này, chúng ta sẽ được biết tới sự kiện mới: Thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia định – năm 1859.

Thất bại trong chiến lược: “Đánh nhanh thắng nhanh” của: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Đà Nẵng. Không những thế, chúng còn bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà. Tướng Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch chuyển quân vào nam để tiến hành đánh chiếm thành Gia Định.

Lý do Thực dân Pháp tiến hành đánh thành Gia Định:

Trong thư ngày 29 tháng 1 năm 1859 của Genouilly gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp ở Paris có đoạn: "Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc. Dân chúng và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn. Đến tháng Ba thì thuyền chở thóc gạo, sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế. Chúng tôi quyết chặn thóc gạo đó lại..."

Như vậy, việc Pháp chọn mặt trận thứ hai ở Gia Định, cũng không nằm ngoài mục đích muốn chiếm đóng và tìm kiếm lợi lộc từ Đại Nam. Nếu không thể "đánh nhanh, thắng nhanh" ở Đà Nẵng được. thì Gia Định quả là một địa bàn thuận lợi hơn Hà Nội. bởi ở đây có một hệ thống sông rạch chằng chịt, nhiều sản vật, nhiều của cải và nhiều lúa gạo nhất Đại Nam. Cho nên, Genouilly mong muốn chiếm lĩnh Gia Định để có thể "vừa xây dựng căn cứ, vừa phòng thủ", "vừa hành binh, vừa lưu thông thương mại dễ dàng". Ngoài việc cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho Huế như đã nêu, thực dân Pháp sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện ý đồ làm chủ lưu vực sông Mê Kông, và xa hơn nữa là ngược sông Mê Kông lên phía Bắc và sang Vân Nam – Trung Quốc.

Diễn biến:

Từ nhận định trên, ngày 2 tháng 2 năm 1859, tướng De Genouilly đem số tàu và số quân đã kể trên, tiến vào Nam.

Ngày 10 tháng 2, đại bác Pháp bắn vào Vũng Tàu. Ngày 11 tháng 2, đoàn tàu chiến Pháp vào sông Cần Giờ. Sau đó, quân Pháp vừa đi vừa tháo gỡ những chướng ngại vật trên sông và triệt phá 12 đồn trại của quân Việt ở hai bên bờ, nên mãi tới chiều 15 tháng 2, quân Pháp mới đến được ụ Hữu Bình. Tức thì, cuộc đấu pháo đã diễn ra dữ dội suốt đêm. Quân Việt dùng thuyền nhỏ chở đầy thuốc súng và rơm khô, định dùng kế hoả công nhưng bị quân Pháp biết, sai người lén đốt trước.

Sáng sớm hôm sau, tức ngày 16 tháng 2, bảy tàu chiến Pháp dàn trận rồi ra sức bắn phá cho đến khi quân Việt phải bỏ chạy và quân Pháp xông lên chiếm được pháo đài. Và ngày hôm sau nữa (17 tháng 2), các tàu chiến Pháp đã có mặt trước thành Gia Định.

Nhờ cho hai tàu nhỏ vào rạch Thị Nghè thám thính, cộng thêm sự chỉ dẫn của giáo sĩ Lefèbvre, nên các sĩ quan Pháp đã hiểu khá rõ lực lượng và cách bố phòng của thành Gia Định.

Sáng sớm ngày 17 tháng 2, tướng De Genouilly cho đại bác trên tất cả các tàu chiến bắn yểm hộ rồi cho một cánh quân đổ bộ. Đội quân ấy đi theo con đường mà sau này (1865), Pháp đặt tên là đường Citadelle rồi dùng chất nổ phá thành. Pháo trên thành bắn xuống tàu giặc nhưng không mấy hiệu quả. Khi đánh thủng được cửa Đông, quân Pháp dùng thang cao leo vào thành, thì đôi bên liền xông vào đánh giáp lá cà. Đến khoảng 10 giờ trưa, Hộ đốc Võ Duy Ninh, đang giữ trọng trách trấn thủ thành, ra lệnh lui quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè.

Chạy đến thôn Phước Lý (thuộc tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình xưa) Hộ đốc Võ Duy Ninh và Án sát Lê Từ tự vẫn, còn Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực, Lãnh binh Tôn Thất Năng, nhờ sự yểm trợ của đạo quân ứng nghĩa do Lê Huy và Trần Thiệu Chính chỉ huy, nên mang quân chạy về được ụ Tây Thới.

Theo A. Thomazi: Trong thành Gia Định lúc này có hơn 2.000 quân với 200 đại bác bằng sắt, bằng đồng, một hải phòng hạm, bảy chiến thuyền, 25.000 kg thuốc súng, tiền bạc trị giá tương đương 130.000 francs, thực phẩm đủ nuôi 8.000 quân trong một năm.

Tuy thắng trận, nhưng thực dân Pháp không đủ quân để giữ thành, không nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo và luôn bị các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây, nên quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định.

Vào ngày 8 tháng 3 năm 1859, tướng De Genouilly cho đặt mấy chục ổ thuốc nổ phá tung nhiều đoạn trường thành, đốt dinh thự kho tàng bên trong, đốt cả thóc lúa.

Kể lại vụ việc này, sách Địa chí TP. Hồ Chí Minh, tập I, có đoạn: “Kho thóc thành Gia Định cháy mãi hai năm mà khói còn nghi ngút. Hai mươi bốn tháng nắng mưa không làm tắt được đám cháy nào. Quân Pháp cũng cướp giật, đốt luôn nhiều phố xá thương mãi và thôn xóm dân cư”.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ghi:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây...

Phá tan thành Gia Định xong, De Genouilly chỉ để lại một số quân đóng giữ ở đồn Hữu Bình), còn bao nhiêu rút hết xuống các tàu chiến.

Ngày 20 tháng 4 năm 1859, viên tướng trên giao quyền cho Đại tá hải quân Jauréguibery chiếm giữ Gia Định, rồi lui tàu trở lại mặt trận Đà Nẵng, vì lúc này quân Pháp ở đó đang bị nguy khốn vì thương vong và dịch bệnh.

Phản ứng của Nhà Nguyễn:

Nghe tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế vẫn chủ trương để đại quân phòng ngự Đà Nẵng, chỉ phái thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 15.000 quân vào đóng ở Biên Hòa".

Tổng đốc Long Tường Trương Văn Uyển một mặt gửi sớ về triều đình báo tin thất thủ Gia Định, mặt khác ông cũng triệu tập các trấn thủ khác ở An Giang, Định Tường, Hà Tiên hợp sức chống cự. Tổng đốc Trương Văn Uyển kéo quân tới đồn Lão Sầm, gần chùa Mai Sơn để tấn công nhưng quân Pháp đổ ra bao vây, quân nhà Nguyễn phải lui về cố thủ Vĩnh Long và trong trận này, chủ tướng của quân Nguyễn bị trọng thương.

Theo như nhận định của Nguyễn Phan Quang, "một cuộc giải phóng đất nước đã mở ra" nhưng tướng nhà Nguyễn chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Hiệp lại chủ trương "án binh bất động" để "làm nản lòng địch". Do vậy, thời cơ đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi bị bỏ qua.

Quân Pháp tuy đã hạ được thành Gia Định, nhưng phải đối phó với những đạo quân "ứng nghĩa" hoạt động sôi nổi ở khắp nơi, đêm ngày phục kích, đột kích, bao vây đối phương. Nhân dân cũng đã tự thiêu hủy nhà cửa, di tản hết, không hợp tác với Pháp. Tuy nhiên cũng có những người dân địa phương đã làm tay sai cho Pháp.

Trước sự kháng cự của quân và dân Nhà Nguyễn, đêm 21 tháng 4 năm 1859, quân Pháp ở đồn Hữu Bình bị thiệt hại khá nặng. Trong một báo cáo gửi về Bộ hải quân Pháp ở Paris, tướng De Genouilly đã than rằng:

 "Bây giờ tôi không biết bằng cách gì và đến chừng nào cái sự việc Nam Kỳ này sẽ được giải quyết.[11]Không thể không thừa nhận rằng cuộc chiến tranh với nước này còn khó hơn cuộc chiến tranh với vương quốc Trung Hoa".

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thực Dân Pháp Nổ Súng Xâm Lược Nước Ta - 1858


Video diễn biến cụ thể

Video tóm tắt


Sự kiện Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858 là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến tranh Pháp - Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam. Đây là cuộc chiến kéo dài nhiều ngày, khởi sự từ ngày 31 tháng 8 năm 1858 và kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 1859, để chuyển sang một giai đoạn khác.

Năm 1802, Chúa Nguyễn Ánh sau khi chinh Nam chiến Bắc, đánh bại nhà Tây Sơn, phục hưng gia tộc của mình, đã lên ngôi Hoàng đế lấy đế hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam. Lúc này, Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền rộng lớn và mạnh nhất Đông Nam Á.

Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở các nước Phương Tây đòi hỏi thị trường và nguồn nguyên liệu rộng lớn. Các nước tư bản phương Tây mở những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một quốc gia phong kiến tập quyền lạc hậu, đòi hỏi phải có một cuộc cải cách đột phá, mở cửa thông thương để thoát khỏi việc trở thành thuộc địa. Mặc dù dưới thời Minh Mạng đã tiến hành cải cách. Nhưng đây là cuộc cải cách ăn theo lối mòn. Việt Nam áp dụng triệt để mô hình của Nhà Thanh, kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ, cấm đạo và bế quan tỏa cảng.

Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ thời chúa Nguyễn Ánh, và sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha đã viện cớ Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, bắt bớ và giết hại nhiều giáo sĩ, giáo dân; để tiến hành cuộc chiếm cứ nước Việt.
Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của Nhà Nguyễn ở Đà Nẵng  vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9 năm 1857, Hội đồng Nam Kỳ đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam.

Lý do Pháp chọn Đà Nẵng:

Một – Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận lợi cho tàu chiến Pháp triển khai và ra vào.

Hai – Đà Nẵng cách kinh đô Huế khoảng 100km về phía nam, lại  nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Căm Bốt. Điều này với Pháp là rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh".

Ba – Quân số của Nhà Nguyễn tại Đà Nẵng không thực sự đông đảo và vũ khí khá lạc hậu so với liên quân.

Bốn - Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam – Ngãi để nuôi quân

Năm - còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.

Cho nên đánh chiếm được Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công Huế; chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ của Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, phải chờ đến sau Hiệp ước Thiên Tân (28 tháng 6 năm 1858) được ký kết, quân đội Pháp ở Viễn Đông mới có thể rảnh tay tập trung về Đại Nam.

Lực lượng đôi bên:

Lực lượng liên quân Pháp – Tây Ban Nha có khoảng 3.000 quân, được bố trí trên 14 tàu chiến, trong số đó có những tàu lớn được trang bị tới 50 khẩu đại bác, có sức công phá lớn và sát thương cao.

Lực lượng quan quân Nhà Nguyễn ở Đà Nẵng có 2.070 lính chính quy (theo Đại Nam thực lục) dưới quyền chỉ huy của Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng, khi trận chiến nổ ra được chi viện thêm 2.000 người nữa, do Hữu quân đô thống Lê Đình Lý chỉ huy từ Huế vào.

Nhà Nguyễn còn có hệ thống đồn lũy phong phú ở Đà Nẵng như: đồn An Hải, đồn Điện Hải, pháo đài Định Hải… Ở các pháo đài, có nhiều đại bác và vũ khí các loại...
Diễn biến:
Quân Pháp do phó Đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly cùng với quân Tây Ban Nha do Đại tá Lanzarotte chỉ huy, đưa tàu chiến từ Hải Nam xuống phía Nam. Chiều tối ngày 31 tháng 8 năm 1858, toàn bộ lực lượng trên đã có mặt trước cửa biển Đà Nẵng.
Sáng ngày 1 tháng 9, De Genouilly gửi tối hậu thư cho quan Trấn thủ Đà Nẵng, yêu cầu trong hai giờ phải hạ khí giứi và giao nộp tỉnh thành. Không đợi trả lời, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nã đại bác liên hồi vào cửa sông Hàn và các đồn ở bán đảo Sơn Trà.

Theo kế hoạch, liên quân gồm hai bộ phận.

Bộ phận thứ nhất gồm ba tàu chiến, tập trung hỏa lực bắn vào các đồn ở Sơn Trà.

Bộ phận thứ hai nhanh chóng tiến gần vào cửa sông Hàn, để bắn vào đồn Đông và đồn Tây đang án ngữ. Và ngay hôm đó, đồn Đông bị vỡ.

Sáng hôm sau (2 tháng 9), liên quân tiếp tục nã đại bác, chiếm lấy đồn Tây, rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chiếm đồn An Hải và đồn Điện Hải chỉ nội một ngày.

Trước vũ khí mạnh hơn, quân Việt vừa đánh vừa lui dần ra sau, lập phòng tuyến Liêu Trì trước huyện Hòa Vang để ngăn liên quân vào nội địa.

Nhận được tin Đà Nẵng bị tấn công, vua Tự Đức liền sai Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống giặc, nhưng khi ông Trí đến nơi thì hai đồn An Hải và Điện Hải đã mất. Vua Tự Đức lại sai Hữu quân đô thống – Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ – Phạm Khắc Thận đem 2.000 quân vào ứng cứu, cử Tham tri nội các – Nguyễn Duy giữ chức chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam, và ra lệnh cách chức Trần Hoằng vì tội đã án binh bất động, đưa Đào Trí lên thay.

Đánh chiếm được Sơn Trà, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến vào nội địa, đánh tan phòng tuyến bằng ụ đất, rào tre của quân Việt ở xã Mỹ Thị, rồi tràn sang chiếm xã Cẩm Lệ. Tướng Lê Đình Lý bị trọng thương rồi mất trong trận chiến này. Tướng Hồ Đức Tư, trấn giữ đồn Hóa Khuê, bị vua Tự Đức sai bắt giam và bị cách chức, vì tội không tiếp ứng mà án binh bất động.

Hữu quân – Lê Đình Lý mất, nhà vua cử Thống chế – Chu Phúc Minh làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Rồi điều Kinh Lược Sứ Nam Kỳ – Nguyễn Tri Phương về làm Tổng thống quân vụ Quảng Nam; cử thêm Phạm Thế Hiển làm Tham tán, để cùng gấp rút chấn chỉnh quân chánh và thống nhất phương thức chống ngoại xâm.
Năm được tình hình, Nguyễn Tri Phương chủ trương không đánh chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực giặc, mà cho phục kích, thực hiện "vườn không, nhà trống"  và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản, để bao vây liên quân ngoài mé biển.

Suốt 5 tháng bị cầm chân, liên quân Pháp – Tây Ban Nha lâm vào tình cảnh khốn đốn. Do không hợp thủy thổ, binh lính sinh bệnh lại thiếu lương thực trầm trọng.

Ngày 2 tháng 2 năm 1859, chỉ để lại một phần ba số quân (khoảng 1.000 người) và 6 tàu chiến, bàn giao cho Đại tá Faucon nắm giữ, còn bao nhiêu De Genouilly cho rút hết vào Nam, mở mặt trận mới ở Gia Định.

Như vậy, sự kiện ngày 1 tháng 9 năm 1858, đánh dấu việc khởi đầu quá trình xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp.


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Nhà Triệu Chống Quân Hán Xâm Lược


Từ năm 202 TCN trở đi, Nhà Triệu luôn luôn phải đối mặt với âm mưu và hành động xâm lấn của nhà Hán phương bắc.



BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ sai Lục Giả sang Nam Việt sắc phong Nam Việt Vũ Vương làm Nam Việt Vương.

Năm 191 TCN, Nhà Hán đóng cửa biên giới với Nam Việt. Sự kiến này dẫn tới việc Nam Việt Vũ Vương tự xưng làm Hoàng đế lấy hiệu là Triệu Vũ Đế, không làm chư hầu Nhà Hán.

Năm 125 TCN, nước Mân Việt cử binh đến xâm phạm quận huyện biên giới của Nam Việt. Hán Vũ Đế dùng Đại hành Vương Khôi, Đại Nông lệnh Hàn An Quốc chia ra đem quân xuống phía nam đánh Mân Việt. Quân Hán chưa đến, em của Mân Việt Vương là Dư Thiện và họ hàng đại thần cùng giết Mân Việt Vương hàng quân Hán.

Năm 113 TCN, Hán Vũ Đế sai An Quốc Thiếu Quý đến Nam Việt, đem lệnh dụ Triệu Ai Vương, Cù Thái hậu vào chầu giống với chư hầu trong nước, lại lệnh Vệ úy Lộ Bác Đức đóng quân ở Quế Dương tiếp ứng. Lúc này, nội bộ triêu đình nhà Triệu bị chia rẽ mạnh. Cù Thái Hậu muốn quy phục nhà Hán, trong khi đó Thừ tướng Lữ Gia một mực phản đối. Hán Vũ Đế sợ không thôn tính thành Nam Việt nên lệnh cho Hàn Thiên Thu đem 2000 quân vào Nam Việt để giết Lữ Gia.

Mùa xuân năm 112 TCN, Lữ Gia bèn viết cáo kêu gọi trong nước về hành động bán nước của Cù hậu, rồi giết Triệu Ai Vương, Cù Thái hậu, sứ giả nhà Hán và giết hết quân của Hàn Thiên Thu, lập riêng Triệu Kiến Đức làm vua.

DIỄN BIẾN 

Biết tin Thái Quý bị giết, Hán Vũ Đế đã sai Hàn Thiên Thu dẫn binh đánh Nam Việt, tuy nhiên Hàn Thiên Thu bị Lữu Gia giết chết khi đang tiến quân gần tới thành Phiên Ngung.

Không dừng lại ở đó, Hán Vũ Đế lại sai Lộ Bá Đức dẫn binh từ Quế Dương, Dương Bộc dung Lâu thuyền dẫn binh từ Dự Chương, Qua thuyền xuất phát từ Linh Lăng, Hạ lại tướng quân là Giáp xuống Thương Ngô, Trì Nghĩa hầu là Quý đem quân Dạ Lang xuống sông Tường Kha, đều hội cả ở Phiên Ngung, nước Nam Việt.

Mùa đông năm 111 TCN, Dương Bộc chỉ huy 9000 quân Hán vây hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn (Lữ Gia chất đá giữa sông gọi là Thạch Môn) lấy được thuyền thóc của ta kéo luôn cả các thuyền ấy đi, đem mấy vạn người đợi Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức. Bác Đức nói vì đường xa nên chậm, rồi cùng với Lâu thuyền tướng quân hội quân tiến đến Phiên Ngung.

Lộ Bác Đức chỉ huy hơn 1000 binh Hán cùng tiến với quân Dương Bộc. Dương Bộc đi trước đến Phiên Ngung. Vua và Lữ Gia cùng giữ thành. Dương Bộc tự chọn chỗ thuận tiện đóng ở mặt đông nam; Lộ Bác Đức đóng ở mặt tây bắc. Vừa chập tối, Dương Bộc đánh bại quân Triệu, phóng lửa đốt thành. Bác Đức không biết quân trong thành nhiều hay ít bèn đóng doanh, sai sứ chiêu dụ. Kẻ nào ra hàng đều cho ấn thao và tha cho về để chiêu dụ nhau. Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc cố sức đánh, đuổi quân Triệu chạy ngược vào dinh quân của Lộ Bác Đức.

Đến tờ mờ sáng thì trong thành đầu hàng. Triệu Dương Vương và Lữ Gia cùng với vài trăm người, đang đêm chạy ra biển. Bác Đức lại hỏi những người đầu hàng biết chỗ ở của Gia, bèn sai người đuổi theo. Hiệu úy tư mã là Tô Hoằng (蘇弘) bắt được vua, quan lang của Nam Việt là Đô Kê (都稽; có bản chép là Tôn Đô) bắt được Gia. Vua và Lữ Gia sau đó đều bị quân Hán giết.

Dựa trên hệ thống các đền, miếu, đình, chùa thờ Lữ Gia, phu nhân và các tướng lĩnh của ông rải rác trên khắp vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, rất có thể cuộc kháng chiến chống nhà Tây Hán còn kéo dài đến năm 98 TCN.

Sau khi Phiên Ngung thất thủ, Tây Vu Vương (thủ lĩnh đất tự trị Tây Vu với trung tâm là Cổ Loa) đã nổi dậy chống lại nguy cơ Bắc thuộc lần 1 trước sự xâm lăng của nhà Tây Hán. Tả tướng Hoàng Đồng (黄同) của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đã giết chết Tây Vu Vương đang làm loạn để hàng Hán.



Thương Ngô vương Triệu Quang cùng họ hàng với vua nhà Triệu, nghe tin quân Hán đến, xin hàng, được phong làm Tuỳ Đào hầu; Huyện lệnh huyện Yết Dương là Sử Ðịnh (史定) hàng Hán được phong làm An Đạo hầu; tướng nhà Triệu là Tất Thủ (畢取) mang quân ra hàng được phong làm Liêu hầu; quan Giám quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁) dụ 40 vạn dân 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân ra hàng được phong làm Tương Thành hầu. Vậy là các xứ ở Nam Việt đều xin hàng.

Bấy giờ quân của Hạ lại và Qua thuyền tướng quân, cùng quân Dạ Lang của Trì Nghĩa hầu chưa đến mà nước Nam Việt đã bị Lộ Bác Đức và Dương Bộc dẹp yên rồi. Từ đây, Nam Việt trải qua thời kỳ cai trị của nhà Hán.



Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Nỏ Thần - Nỏ Liên Châu


Theo truyền thuyết và sử sách có ghi chép rằng: Nước Âu Lạc thời An Dương Vương có nỏ thần một lần bắn ra hàng ngàn mũi tên, xuyên qua hàng chục người. Là nỗi khiếp đảm của quân Triệu. Nhờ có nỏ thần mà An Dương Vương giữ được thành Cổ Loa, còn quân Triệu thì thua trận thảm hại không kể xiết. Tương truyền lẫy nỏ được làm bằng móng rùa do thần kim Quy ban tặng. Dân gian vẫn thường có câu “Giữ được nỏ thần, thì giữ được thiên hạ - mất nỏ thần sẽ mất cả thiên hạ”.



Đây là một câu chuyện mang đậm màu sắc truyền thuyết. Tuy nhiên qua những gì khảo cứu và khai quật của các sử học cũng như giới nghiên cứu khoa học cho rằng, chuyện nỏ thần là có thật, và là một trong những kiệt tác quân sự bậc nhất tuyệt vời của tổ tiên người Việt.


Sử sách và truyền thuyết đều nói tới nhân vật Cao Lỗ người sang chế ra máy nỏ, bắn một lần được nhiều mũi tên bằng đồng, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Kỹ thuật bắn nỏ (hay giàn cung) ra một lúc nhiều mũi tên là có thật. Kỹ thuật quân sự này đã được phát huy toàn diện dưới thời Tần Thủy Hoàng. Quân Tần sở dĩ rất mạnh và bách chiến bách thắng là vì có đội quân bắn tên gây sát thương cực lớn cho đối phương (nhờ đội quân này Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Hoa). Về mối liên hệ giữa nỏ thần của Cao Lỗ chế tạo với giàn cung mà quân đội Tần sử dụng chưa thể khẳng định được là có hay không. Tuy nhiên điều này có thể cho thấy kỹ thuật bắn ra nhiều mũi tên cùng lúc là thật chứ không phải là hư cấu.


Do sự biến thiên của lịch sử, đặc biệt sau sự kiện Triệu Đà chiếm được Cổ Loa, đánh bại An Dương Vương rồi lập nên nhà nước Nam Việt – Nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nỏ thần cũng biến mất từ đó. Nên hình dạng của Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương như thế nào ngày nay không ai biết rõ, cũng như cấu tạo của nỏ. Các nhà nghiên cứu dựa trên các khai quật khảo cổ, các bằng chứng về mũi tên đồng, một phần máy lẫy nỏ mà phỏng đoán về hình dáng của Nỏ Liên Châu. Thế nhưng tất cả chỉ mang tính minh họa.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Tướng Quân Cao Lỗ

Tên gọi
Cao Lỗ


Tên gọi khác
Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần
Danh tôn
Ông Nỏ


Sinh
???
Mất
179 TCN
Quê quán



Chức tước
Tướng quân
Đơn vị phục vụ
Quân đội Vương Quốc Âu Lạc




SỰ NGHIỆP

Theo sử cũ lần truyền thuyết dân gian Việt Nam, Cao Lỗ là một vị tướng tài dưới thời An Dương Vương.


Theo truyền thuyết, khi quân của Thục Phán vây kín thành Văn Lang của vua Hùng, Cao Lỗ là người đã mở cửa sau của thành cho quân tướng Thục tràn vào, buộc vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.


Khi Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, Cao Lỗ và người em con ông chú là Cao Tứ được An Dương Vương tin cậy. Cao Lỗ cũng mang hết tâm trí của mình phục vụ cho Vương triều mới.


Cao Lỗ khuyên vương dời đô xuống đồng bằng, giúp vương tìm đất định đô, xây thành Cổ Loa.


Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.


Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.


Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.


Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.


Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.


Tấm bia Thần tích bi ký được lập vào năm Khải Định 6 (1921) tại làng Tiên Hội (Đông Anh, Hà Nội) còn cho biết thêm Cao Lỗ là vị tướng có tài được An Dương Vương phong làm thống lĩnh toàn quân và đóng đại bản doanh tại Vũ Ninh. Một ngày kia, khi hành quân qua đây, được dân làng cung kính nghênh bái. Nhân thấy phong cảnh nên thơ, hình thế đất đẹp bèn dừng chân hạ trại, lập hành cung và tỏ ý sau này thác đi dùng làm nơi an nghỉ.


Tương truyền, điếm xóm Chùa thuộc xã Cổ Loa hiện nay trước kia là một trạm gác, có thể được xây dựng cùng thời với đình Ngự triều di quy. Sau khi tướng Cao Lỗ chết, do có công chế tạo nỏ thần nên ông được xóm Chùa thờ làm thành ông hoàng và thờ tại điếm ấy. Có ý kiến cho rằng ngôi miếu cửa Bắc mới được xây dựng lại, nằm trên vòng Thành Trung đoạn phía Bắc, giáp giới giữa xóm Bãi và xóm Thượng, cạnh con đường nhựa từ Cổ Loa lên Uy Nỗ là nơi thờ Cao Lỗ.

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất.

Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, tại xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ.



Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Thánh Gióng

THÁNH GIÓNG
𢶢
Sắc phong:
Phù Đổng Thiên Vương
扶董天王
Năm sinh:
Không rõ
Mất:
Không rõ
Đền thờ:
Đền Sóc Sơn - Núi Sóc - Sóc Sơn - Hà Nội



Thân thế

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Công lao

Truyền thuyết kể rằng:

Vào đời Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt biết phun lửa, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử ra chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt biết phun lửa, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.



Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn:

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo bào cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Đền thiêng còn dấu cố viên
Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.