Tên gọi
|
Cao Lỗ
|
||
Tên gọi khác
|
Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần,
Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần
|
||
Danh tôn
|
Ông Nỏ
|
||
Sinh
|
???
|
Mất
|
179 TCN
|
Quê quán
|
|||
Chức tước
|
Tướng quân
|
||
Đơn vị phục vụ
|
Quân đội Vương Quốc Âu Lạc
|
SỰ NGHIỆP
Theo sử cũ lần truyền
thuyết dân gian Việt Nam, Cao Lỗ là một vị tướng tài dưới thời An Dương Vương.
Theo truyền thuyết, khi
quân của Thục Phán vây kín thành Văn Lang của vua Hùng, Cao Lỗ là người đã mở
cửa sau của thành cho quân tướng Thục tràn vào, buộc vua Hùng nhường ngôi cho
Thục Phán.
Khi Thục Phán lên ngôi,
lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, Cao Lỗ và người em con ông
chú là Cao Tứ được An Dương Vương tin cậy. Cao Lỗ cũng mang hết tâm trí của
mình phục vụ cho Vương triều mới.
Cao Lỗ khuyên vương dời
đô xuống đồng bằng, giúp vương tìm đất định đô, xây thành Cổ Loa.
Cao Lỗ là người sáng chế
ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt
đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần
Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc
là chúng không dám đến gần.
Cao Lỗ huấn luyện cho
hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn
trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành
nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi
ông là Ông Nỏ.
Khi Triệu Đà cho quân xâm
lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây
chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí
thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Triệu Đà bèn lập xảo kế
thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao
Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn
nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi
ở ẩn.
Sau khi Trọng Thủy biết
được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang
quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ
biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu
tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả
hai đã tử trận.
Tấm bia Thần tích bi ký
được lập vào năm Khải Định 6 (1921) tại làng Tiên Hội (Đông Anh, Hà Nội) còn
cho biết thêm Cao Lỗ là vị tướng có tài được An Dương Vương phong làm thống
lĩnh toàn quân và đóng đại bản doanh tại Vũ Ninh. Một ngày kia, khi hành quân
qua đây, được dân làng cung kính nghênh bái. Nhân thấy phong cảnh nên thơ, hình
thế đất đẹp bèn dừng chân hạ trại, lập hành cung và tỏ ý sau này thác đi dùng
làm nơi an nghỉ.
Tương truyền, điếm xóm
Chùa thuộc xã Cổ Loa hiện nay trước kia là một trạm gác, có thể được xây dựng
cùng thời với đình Ngự triều di quy. Sau khi tướng Cao Lỗ chết, do có công chế
tạo nỏ thần nên ông được xóm Chùa thờ làm thành ông hoàng và thờ tại điếm ấy.
Có ý kiến cho rằng ngôi miếu cửa Bắc mới được xây dựng lại, nằm trên vòng Thành
Trung đoạn phía Bắc, giáp giới giữa xóm Bãi và xóm Thượng, cạnh con đường nhựa
từ Cổ Loa lên Uy Nỗ là nơi thờ Cao Lỗ.
Theo dân gian, khi bị
thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã
Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu
được ít lâu sau thì mất.
Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề,
huyện Gia Lâm, tại xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than,
Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ.
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng
ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này
chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng
ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc
tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng
quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân
tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với
lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc.
Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam,
không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu
lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho
con cháu được tự hào.