Tên húy
|
Triệu Đà
|
趙佗
|
|||
Tự
|
Bá Uy
|
伯倭
|
|||
Hiệu
|
Nam Hải Lão Phu
|
南海老夫
|
|||
Đế hiệu
|
Triệu Vũ Đế
|
趙武帝
|
|||
Vương hiệu
|
Nam Việt Vũ Vương
|
|
|||
Sinh
|
257 TCN
|
Mất
|
137 TCN
|
||
Dân tộc
|
Hoa Hạ
|
||||
Quê quán
|
Chân Định – Hằng Sơn – Đại Tần
|
||||
Vợ
|
Trình Thị
|
(Người Lạc Việt)
|
|||
Trưởng Nam
|
Trọng Thủy
|
仲始
|
|||
Đích tôn
|
Triệu Mạt
|
|
|||
Ông là người sáng lập ra nhà Triệu và là vị Hoàng đế
đầu tiên của Việt Nam.
THÂN THẾ
Về thân thế của Triệu Vũ Đế, sử ký Tư Mã Thiên có đoạn chép như
sau: “Vua Nam Việt họ Triệu tên Đà, người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy
giờ, nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận
để đưa những người bị đi đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế được 13 năm. Thời
Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên thuộc quận Nam Hải”.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người
thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục
Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy
canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà
đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới
hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã
xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở
và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
LY KHAI KHỎI TẦN
Trước khi thành lập
nước Nam Việt, Triệu Đà vốn là một quan úy ở Lĩnh Nam.
ần Thủy Hoàng chết (210
TCN), Tần Nhị Thế nối ngôi, khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng nổ ra năm 209 TCN,
rồi tiếp theo là chiến tranh Hán-Sở giữa Lưu Bang và Hạng Vũ (từ năm 206 TCN),
Trung Nguyên rơi vào cảnh rối ren loạn lạc.
Năm 208 TCN, Quận uý
Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đang tạm
thời làm Huyện lệnh Long Xuyên đến, dặn dò đại ý rằng:
Vùng đất Nam Hải có núi
chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước và phòng thủ chống lại quân
đội từ Trung Nguyên đánh xuống, và đồng thời chính thức bổ nhiệm Triệu Đà nối
quyền cai trị quận Nam Hải.
Sau khi Nhâm Ngao chết,
Triệu Đà đã làm một cuộc chính biến thanh trừng ở Lĩnh Nam, giết sạch quan lại
trung thành hoặc quy phục Tần Thủy Hoàng, thay vào đó là các thuộc hạ của mình,
rồi nổi dậy xưng bá phương Nam.
CHINH PHỤC ÂU LẠC
Sử sách ghi chép không
thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và
địa lý.
Sử ký Tư Mã Thiên có
ghi chép sơ lược rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ
lĩnh Tây Âu Lạc (phía Tây nước Âu Lạc cũ) mà thu phục vùng này vào thời điểm
"sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN).
Các sách giáo khoa tại
Việt Nam hiện nay (2017) đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử ký và
lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN
Lần chinh phục đầu
tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) giao
chiến với An Dương Vương bị thất bại và rút lui. Triệu Đà lập mưu gả con trai
là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố
phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược. Sau khi kết
thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ sông Bình Giang (nay là sông Đuống)
trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền
cai trị của An Dương Vương.
Năm 208 TCN, Triệu Đà
đánh úp triều đình Âu Lạc, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt.
Theo truyền thuyết, sau
khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn
để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà
cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng "Nam Việt Vũ
Vương".
Năm 206 TCN, nhà Tần
diệt vong. Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh, phía tây đến Dạ
Lang, phía nam đến dãy Hoành Sơn, phía đông đến Mân Việt.
Triệu Vũ Đế đặt kinh đô
của nước Nam Việt tại thành Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay). Một số
tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng vùng đất miền Bắc Việt Nam bây giờ nằm
trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt lúc đó.
THUẦN PHỤC NHÀ
HÁN LẦN THỨ NHẤT
Năm 202 TCN, Lưu Bang
thành lập nhà Hán tại Trung Nguyên, xưng là Hán Cao Tổ.
Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ
Lưu Bang sai quan đại phu Lục Giả đi sứ đến nước Nam Việt khuyên Triệu Đà quy
phục nhà Hán. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: Vũ Vương vốn là
người kiêu căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi,
vào yết kiến Vũ Vương, Vũ Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục
Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu, mồ mả và thân thích
ở cả châu Chân Định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương
cho nhà vua, nếu nhà vua kháng cự sứ thần, không làm lễ thụ phong, Hán đế tất
là tức giận, hủy hoại mồ mả và giết hại thân thích của nhà vua, rồi đem quân ra
đánh thì nhà vua làm thế nào?" .
Vũ Vương nghe lời ấy
vội vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không
được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán Đế!" .
Được Lục Giả khuyên,
Triệu Đà chịu nhận ấn tước Nam Việt Vương (chúa đất vùng Nam Việt) của Hán Cao
Tổ gửi, thần phục nhà Hán, đưa Nam Việt thành một nước chư hầu (nhưng chỉ trên
danh nghĩa) của nhà Hán. Từ đó, Nam Việt và nhà Hán trao đổi sứ giả và buôn
bán. Lưu Bang đã lấy hoà bình mà quy phục Triệu Đà, không còn mối lo thế lực
chống đối nhà Hán ở miền nam nữa.
XƯNG ĐẾ CHỐNG HÁN
Hán Cao Tổ Lưu Bang và
Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết đi, Lã Hậu nắm quyền, bắt đầu gây sự với Triệu Đà.
Lã Hậu ra lệnh cấm vận
với nước Nam Việt. Triệu Đà thấy Lã Hậu có thể qua nước Trường Sa mà thôn tính
Nam Việt.
Trước tình thế đó,
Triệu Đà xưng "Nam Việt Vũ Đế", tuyến bố độc lập với nhà Hán và cất
quân đánh nước Trường Sa, chiếm được mấy huyện biên giới của Trường Sa mới chịu
thôi.
Lã Hậu bèn sai đại
tướng Long Lư hầu là Chu Táo đi đánh Triệu Đà. Quân lính Trung Nguyên không
quen khí hậu nóng nực và ẩm thấp miền nam, ùn ùn đổ bệnh, ngay dãy núi Ngũ Lĩnh
cũng chưa đi qua nổi.
Năm 180 TCN, Lã Hậu
chết, mưu đồ đánh Triệu Đà của quân nhà Hán bỏ hẳn. Lúc đó Triệu Đà dựa vào
tiếng tăm tài quân sự của mình lừng lẫy cả vùng Lĩnh Nam, lại nhờ tài hối lộ
của cải, làm cả Mân Việt và phía Tây nước Âu Lạc cũ ùn ùn quy thuộc Nam Việt.
Lúc ấy nước Nam Việt bành trướng đến mức cực thịnh. Triệu Đà bắt đầu lấy tên uy
Hoàng Đế mà ra lệnh ra oai, thanh thế ngang ngửa đối lập với nhà Hán.
THUẦN PHỤC NHÀ
HÁN LẦN THỨ HAI
Sau khi Lã Hậu chết,
Hán Văn Đế Lưu Hằng nối ngôi. Năm 179 TCN, vua Hán sai người tu sửa mồ mả cha
ông Triệu Đà, cắt đặt hàng năm đúng ngày thờ cúng, ban thưởng chức vụ và của
cải cho bà con Triệu Đà còn ở trong đất Hán. Nghe thừa tướng Trần Bình tiến cử,
Lưu Hằng sai Lục Giả, người từng được Hán Cao Tổ sai sứ đi Nam Việt nhiều lần,
làm chức Thái Trung Đại Phu, lại đi thuyết phục Triệu Đà quy Hán. Lục Giả đến
Nam Việt, lại trổ tài thuyết phục Triệu Đà. Triệu Đà nghe thuyết phục phải trái
hơn thiệt, quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn tiếm hiệu
xưng Hoàng Đế ở trong nước Nam Việt). Nhân đó, Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả
gửi cho vua Hán, rằng:
“Man Di đại trưởng lão
phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ. Lão phu
vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ
Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu. Cao Hậu
lên coi việc nước lại phân biệt Hoa - Di, ra lệnh không cho Nam Việt những khí
cụ làm ruộng bằng sắt và đồng; ngựa, trâu, dê nếu cho thì cũng chỉ cho con đực,
không cho con cái. Lão phu ở đất hẻo lánh, ngựa, trâu, dê đã già. Tự nghĩ nếu
không sắm lễ vật cúng tế, thì tội thực đáng chết, mới sai quan Nội sử (內使) là Phan (潘), quan Trung úy (中尉) là Cao (高), quan Ngự sử (御史) là Bình (平), ba bọn dâng thư tạ
lỗi, nhưng đều không thấy trở về. Lại nghe đồn rằng, phần mộ của cha mẹ lão phu
bị đập phá, anh em họ hàng đều bị giết. Vì vậy, bọn lại bàn nhau rằng:
"Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để
tự cao khác với nước Ngô". Vì vậy mới đổi xưng hiệu là Đế, để tự làm Đế
nước mình, không dám làm điều gì hại đến thiên hạ. Cao Hoàng Hậu nghe tin cả
giận, tước bỏ sổ sách của Nam Việt, khiến cho việc sai người đi sứ không thông.
Lão phu trộm ngờ là vì Trường Sa Vương gièm pha, cho nên mới đem quân đến đánh
biên giới. Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi, những vẫn phải
dậy sớm, ngủ muộn, nằm không yên chiếu, ăn không biết ngon, mắt không trông sắc
đẹp, tai không nghe tiếng chuông trống, chỉ vì không được làm tôi nhà Hán mà
thôi. Nay may được bệ hạ có lòng thương đến, được khôi phục hiệu cũ, cho thông
sứ như trước, lão phu dù chết xương cũng không nát. Vậy xin đổi tước hiệu,
không dám xưng Đế nữa. Kính cẩn sai sứ giả dâng một đôi ngọc bích trắng, 1.000
bộ lông chim trả, 10 sừng tên, 500 vỏ ốc màu tía, 1 giỏ cà cuống, 40 đôi chim
trả sống, 2 đôi chim công. Mạo muội liều chết, hai lạy dâng lên Hoàng đế bệ hạ” .
Kể từ đó đến đời Hán
Cảnh Đế, Triệu Đà một mực xưng thần, hàng năm cứ mùa Xuân và mùa Thu, đều đưa
đoàn sứ đến Trường An triều cống hoàng đế nhà Hán, chịu mệnh lệnh làm chư hầu
(trên danh nghĩa) của nhà Hán.
Năm 137 TCN, Nam Việt
Vương Triệu Đà qua đời, sống được ước chừng hơn trăm tuổi (theo Đại Việt Sử ký
Toàn thư là 121 tuổi). Thi Hài của Triệu Vũ Đế được chon cất ở Phiên Ngung (tức
thành phố Quảng Châu ngày nay).
ĐỀN THỜ TRIỆU VŨ
ĐẾ
Sau khi Triệu Vũ Đế
mất, nhân dân Nam Việt đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi:
Đình thờ Thành hoàng
Triệu Triệu Vũ Đế ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Xưa
kia đây là nơi Triệu Vũ Đế cho xây dựng điện Long Hưng.
Đình thờ cha mẹ và đền
thờ của Triệu Vũ Đế ở xã Quang Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà nội.
Đền Đồng Xâm ở xã Hồng
Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam thờ Triệu Vũ Đế và Hoàn hậu
Trình thị.
Nhiều nơi xung quanh
khu vực Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) như các làng Văn Tinh, Lực Canh (thuộc
xã Xuân Canh), Thạc Quả (thuộc xã Dục Tú) thờ Triệu Vũ Đế. Truyền thuyết dân
gian vùng ven thành Cổ Loa kể lại khi đi đánh An Dương Vương, Triệu Vũ Đế đã
cho thuyền ngược sông Hồng và cho đóng quân ở bến sông, nay là đoạn cuối làng
Dâu (hay có tên khác là làng Lực Canh) và đầu làng Văn Tinh, nơi rất gần với
ngã ba Dâu (nơi hợp lưu của sông Đuống và sông Hồng). Tương truyền, làng Văn
Tinh là nơi Triệu Vũ Đế đóng đại bản doanh còn dân làng Lực Canh chỉ làm nhiệm
vụ như cắt cỏ ngựa, khuân vác, phục vụ cho quân đội. Vì thế, đình Văn Tinh được
coi là nơi thờ chính còn các nơi khác chỉ là nơi thờ vọng. Lễ hội làng Văn Tinh
được tổ chức từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 hàng năm để tưởng nhớ Triệu Vũ
Đế. Ngày 7 tháng 3, nhân dân làng Lực Canh rước tượng Trọng Thủy đến Văn Tinh
với ý nghĩa con về thăm cha.
Miếu Nam Việt Vương ở
thị trấn Đà Thành, huyện Long Xuyên, địa cấp thị Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc thờ Thành hoàng Triệu Vũ Đế. Miếu được xây dựng từ thời nhà Thanh.
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương
Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch
sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp
sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền
miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao
giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao
giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng
phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được
tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.