Trưng Trắc (徵側)
(Trưng
nữ vương)
|
|||
Sinh:
|
Không rõ
|
Mất
|
Năm 43
|
Quê:
|
Mê Linh –
Giao Chỉ (thuộc Hán)
|
||
Chồng
|
Thi sách
|
Bà là nữ anh hùng đầu tiên của
dân tộc Việt Nam chúng ta, là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống
quân Hán đô hộ, dành lại độc lập và gây dựng nên chính quyền của
người Việt sau 154 năm dưới ách đô hộ của nhà Hán.
Hậu Hán Thư của Tàu chép: “Năm [Kiến Vũ] thứ 16, người con gái Giao Chỉ
là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành”.
Sau khi chiếm được Nam Việt, tiến
trình Bắc thuộc lần 1 được xác lập trên cõi Nam Việt. Nhà Đông Hán
thực hiện chính sách Hán hóa một cách triệt để và hà khắc đối
với người Việt, đặc biệt là kể từ khi cử Tô Định sang làm thái
thú. Nhiều thủ lĩnh Nam Việt phẫn nội và có ý định chống lại, mà
nổi lên nhất là vợ chồng nhà ông Thi Sách.
Năm 39, Tô Định ra lệnh giết Thi
Sách – Chồng của bà Trưng Trắc mà không rõ nguyên nhân. Sau này, hầu
hết các sử sách đều cho rằng, ông Thi Sách đã chống lại các cuộc
đàn áp và gửi thư hạch tội khiến Tô Định tức giận mà giết.
Sau cái chết của chồng, vào tháng 3
năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em là bà Trưng Nhị tiến hành khởi
nghĩa. Hậu Hán thư có chép: Thái thú
Giao Chỉ là Tô Định dùng luật hà khắc. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, được
các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, [thị] chiếm 65 thành,
tự xưng là vương”.
Dân gian Việt Nam tương truyền rằng,
khi bà khởi nghĩa đã đọc lời thề tại Hát Môn rằng:
"Một xin rửa sạch
nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp
xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở
công lênh này"
Sử sách đều chép, cuộc khởi
nghĩa của hai bà Trưng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các bộ
tộc Việt (khắp 65 huyện thành). Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
và đanh được thắng lợi, khôi phục lại được một phần giang sơn đất Nam
Việt xưa.
Sau khi đuổi quân Hán và dành được
thắng lợi, Bà Trưng tự xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, miễn thuế cho dân
chúng, thiết lập triều chính, đặt quốc hiệu là Lĩnh Nam.
Tới năm 43, quân Hán ồ ạt tiến
sang xâm lược và đánh bại chính quyền non trẻ của bà Trưng. Bà Trưng
chống cự không nổi đành nhảy xuống sông Hát tuẫn tiết. Các bộ tướng
của Bà chiến đấu thêm một thời gian sau nữa rồi thất bại.
Đền thờ bà Trưng ngày nay nằm tại
thôn Hạ Lôi thuộc Mê Linh (Vĩnh Phúc). Lễ hội Hai bà Trưng được tổ
chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch).
Xem thêm tại Lễ hội hai bà Trưng.
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000
năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước.
Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên
khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau
bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người
Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng
của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải
giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không
làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.