Mỵ Nương là một cô gái
xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần. Nàng sống mà như con chim bị
giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng buồn bã.
Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để
nàng ra đó thư giãn.
Nàng vẫn thường ra căn
nhà đó thêu thùa, đọc sách và say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo
ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông, thổi sáo hay
nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí.
Bỗng có một thời gian
tiếng sáo không còn xuất hiện và Mỵ Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh
bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên
nhân căn bệnh.
Một hôm, vô tình cha
nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân
của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mỵ Nương.
Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài
sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Mỵ
Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi nàng khỏi
bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha
nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mỵ Nương đã vô
cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo
Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa.
Trương Chi kể từ khi về
nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến nhà của Mỵ Nương và thổ lộ nỗi
lòng mình với nàng. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn cho
thân phận nghèo hèn của mình, không thiết làm ăn gì nữa, mang bệnh tương tư,
biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết. Những người bạn cùng làng chài vớt xác
chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam,
trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.
Một lần tình cờ, cha Mỵ
Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một
chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà.
Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mỵ Nương đòi cha cho dùng thử.
Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi,
tức thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách. Mỵ Nương chạnh lòng nhớ
lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén
tan ra thành nước.
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000
năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước.
Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên
khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau
bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người
Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của
ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải
giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không
làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.