Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Xứ Trung Kỳ

Đăng bởi   vào   Bình luận



Năm 1834, Hoàng đế Minh Mạng chia cả nước thành 3 kỳ để thuận tiện cho việc quản lý Đất nước.

Trong giai đoạn từ 1834-1884, vùng đất Trung Kỳ là một vùng quản hạt của nước Đại Nam độc lập. Theo đó, Hoàng đế Minh Mạng đã lấy Phủ Thừa Thiên làm trung tâm, do triều đình trực tiếp quản lý. Chia các tỉnh phía bắc phủ thừa thiên thành Hữu Kỳ và các tỉnh phía nam phủ thừa thiên thành Tả Kỳ.

Hữu Kỳ gồm 5 tỉnh là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Tả Kỳ gồm 6 tỉnh là: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Hoàng Đế Minh Mạng đặt ra chức tổng đốc quản hạt từ 2 đến 3 tỉnh.

Tổng thảy toàn bộ Trung Kỳ được đặt dưới quyền quản hạt của 6 vị tổng đốc là:

Tổng đốc Thanh Hóa,
Tổng đốc An-Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh),
Tổng đốc Bình-Trị (Quảng Bình và Quảng Trị),
Tổng đốc Nam-Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi),
Tổng đốc Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên),
Tổng đốc Thuận-Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa)),
Và 1 vị phủ doãn phủ Thừa Thiên.

Đứng đầu mỗi tỉnh Trung Kỳ, cũng giống toàn bộ 30 tỉnh trong cả nước (trừ phủ Thừa Thiên), đều là một viên quan tuần phủ.

Cương vực Trung Kỳ thời nhà Nguyễn bao gồm cả những phần đất nay thuộc về lãnh thổ Lào (là những vùng đất thuộc địa giới các tỉnh bắc Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) tức là Hữu Kỳ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng Trung Kỳ không bao gồm Tây Nguyên.

Đà Nẵng và Ninh Thuận ngày nay, vào thời nhà Nguyễn đã nằm trong Trung Kỳ nhưng thuộc địa giới của 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận (Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, Ninh Thuận thuộc Bình Thuận).

Trừ 3 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (là đất của người Việt cổ), thì phần lớn còn lại của Trung Kỳ (từ đèo Ngang đến hết Bình Thuận) từng là đất đai của vương quốc Chăm Pa.

Theo hiệp ước Harmand 1883 thì Trung Kỳ (tiếng Pháp gọi là Annam) kéo dài từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang (tức là tách 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía bắc và tỉnh Bình Thuận ở phía nam ra khỏi Trung Kỳ (An Nam).

Pháp đặt một viên Công sứ (Résident) tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ.

Hiệp ước Patenôtre 1884 quy định lại ranh giới Trung Kỳ: từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở ra đến địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình như cũ.

Thực dân Pháp đặt chức "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ", gọi tắt là Tổng sứ,thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ".

Chức Tổng sứ bị bãi bỏ năm 1889, Khâm sứ Trung Kỳ đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Triều đình.

Như vậy Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834. Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam năm 1884, đã đặt Trung Kỳ thành một xứ bảo hộ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, và gọi là Vương quốc An Nam. Trung Kỳ là một trong ba kỳ tạo nên nước Việt Nam. Sau khi Việt Nam giành được độc lập (1945), tên gọi này được thay bằng tên gọi Trung Bộ. Việt Nam Cộng hòa thì thay bằng tên gọi Trung phần (để chỉ phần đất Trung Kỳ thuộc Việt Nam Cộng hòa).

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.