Tên húy
|
Lữ Gia
|
呂 嘉
|
|||
Sinh
|
???
|
Mất
|
25/3 âm lịch (111 TCN)
|
||
Hiệu
|
Bảo Công
|
||||
Chức tước
|
Thừa tướng
|
||||
Triều đại
|
Nhà Triệu
|
||||
Quê quán
|
Huyện Lôi Dương – Quận Cửu Chân
– Nước Nam Việt.
|
||||
Lăng mộ
|
Lăng mộ Tể tướng Lữ Gia hiện ở làng xã Đặng Lễ huyện Ân
Thi tỉnh Hưng Yên.
|
||||
THÂN THẾ VÀ SỰ
NGHIỆP
Tương truyền Lữ Gia
sinh ra ở huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá)
có cha là hào trưởng Lữ Tạo người lương thiện, phúc hậu làm nghề lang y; mẹ là
người tài sắc, công dung tên là Trương Vĩ, con gái hào trưởng Vũ Ninh (Bắc Ninh
ngày nay).
Tại quận Cửu Chân có
tên họ Hàn hung nghịch, tàn bạo vốn là hào trưởng thấy Gia chí khí hơn người
nên muốn thu nạp làm tay chân. Gia không chịu khuất phục nên gã thâm thù, cho
tay chân đến cướp phá, hành hung gia quyến. Biết không thể sống được nên cả gia
quyến đã bỏ quê tìm kế an thân. Khi đến Nam Trì (xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh
Hưng Yên) thấy khu đất nơi ngã ba sông đất đai tươi tốt, dân cư thuần hậu nên
đã lưu tạm ở đây hành nghề lang y.
Theo Đại Việt Sử ký
Toàn thư, Lữ Gia là Tể tướng ba đời vua Triệu, từ Văn Vương (136 - 125 TCN),
Minh Vương (124 - 113 TCN), Ai Vương (112 TCN) tới Thuật Dương Vương (112-111
TCN).
Từ khi Cù Hậu nhiếp
chính, triều đình Nhà Triệu xảy ra nhiều biến cố lớn. Cù Hậu vốn là người Hán
nên Nam Việt nhanh chóng quy phục Nhà Hán, cứ 3 năm Ai Vương phải vào chầu 1
lần. Ngoài ra Cù Hậu còn tư thông với Thiếu Quý – Người Hán .
Trong nước Nam Việt, Lữ
Gia được lòng dân hơn cả vua, không thể làm ngơ trước những gì Cù Hậu gây ra,
càng không thể để cơ đồ Nhà Triệu suy vong, ông quyết định làm chính biến cùng
với các đại thần trung thành với Nhà Triệu.
Trước khi xuất quân,
Lữu Gia có hiệu triệu trong nước rằng:
"Vua còn nhỏ tuổi,
Thái hậu vốn là người Hán, lại cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn
nội phụ với nhà Hán, đem hết đồ châu báu của Tiên vương dâng cho nhà Hán để
nịnh bợ, đem theo nhiều người đến Trường An rồi bắt bán cho người ta làm đầy
tớ, chỉ nghĩ mối lợi một thời, không đoái gì đến xã tắc họ Triệu và lo kế muôn
đời".
Sau khi làm chính biến
xong, giết chết bè đảng Cù Hậu và giết luôn Triệu Ai Vương, Lữ Gia lập người
con trưởng của Triệu Minh Vương là Triệu Kiến Đức lên làm vua vào tháng 11 năm
112 TCN.
Khi Quân Hán xâm lăng
Nam Việt, Lữ Gia bèn mở một đường thẳng để cấp lương cho quân. Quân nhà Hán đến
còn cách Phiên Ngung 40 dặm, thì ông xuất quân đánh, giết được bọn Thiên Thu.
Sau đó ông sai người đem sứ tiết của nhà Hán cho vào trong hòm để trên núi Tái
Thượng (tức là đèo Đại Dũ) dùng lời khéo để tạ tội, một mặt phát binh giữ chỗ
hiểm yếu. Ông chất đá giữa sông gọi là Thạch Môn.
Sau thất bại của Hàn
Thiên Thu, Hán Vũ Đế tổ chức lực lượng hùng hậu xâm chiếm Nam Việt. Ông và
Triệu Dương Vương tổ chức kháng chiến chống quân Hán xâm lược. Ông và Triệu
Dương Vương hi sinh năm 111 TCN .
Dân gian truyền, sau
khi bị quân Hán chém đầu, nhưng chưa đứt hẳn, Lữ Gia phóng ngựa chạy về vùng
đất Vụ Bản- Nam Định. Khi chạy đến thị trấn Gôi (Vụ Bản- Nam Định ngày nay) thì
gặp một bà hàng nước. Lữ Gia hỏi: “Người bị chém mất đầu có sống được không?”.
Bà nói: “Người mất đầu thì làm sao sống được”. Tức thì đầu của Lữ Gia lìa khỏi
thân. Dân Vụ Bản chôn và lập đền thờ Lữ Giá ở nhiều nơi trong huyện. Tương
truyền, đầu, thân và chân Lữ Gia được thờ ở ba làng khác nhau. Ngày xưa có hội
rước tại các đình, miếu thờ Lữ Gia trong khắp huyện, to gần bằng hội Phủ Dày.
Truyện này được ghi trong " Thiên Bản lục kỳ " là một trong sáu
truyện kỳ lạ của vùng đất Thiên Bản xưa (nay là Vụ Bản).
Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000
năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước.
Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên
khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau
bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người
Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của
ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải
giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không
làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.