Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh Hùng Dân Tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh Hùng Dân Tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Trưng Trắc

Trưng Trắc (徵側)
(Trưng nữ vương)
Sinh:
Không rõ
Mất
Năm 43
Quê:
Mê Linh – Giao Chỉ (thuộc Hán)
Chồng
Thi sách




Bà là nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam chúng ta, là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống quân Hán đô hộ, dành lại độc lập và gây dựng nên chính quyền của người Việt sau 154 năm dưới ách đô hộ của nhà Hán.

Hậu Hán Thư của Tàu chép: “Năm [Kiến Vũ] thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành”.

Sau khi chiếm được Nam Việt, tiến trình Bắc thuộc lần 1 được xác lập trên cõi Nam Việt. Nhà Đông Hán thực hiện chính sách Hán hóa một cách triệt để và hà khắc đối với người Việt, đặc biệt là kể từ khi cử Tô Định sang làm thái thú. Nhiều thủ lĩnh Nam Việt phẫn nội và có ý định chống lại, mà nổi lên nhất là vợ chồng nhà ông Thi Sách.

Năm 39, Tô Định ra lệnh giết Thi Sách – Chồng của bà Trưng Trắc mà không rõ nguyên nhân. Sau này, hầu hết các sử sách đều cho rằng, ông Thi Sách đã chống lại các cuộc đàn áp và gửi thư hạch tội khiến Tô Định tức giận mà giết.

Sau cái chết của chồng, vào tháng 3 năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em là bà Trưng Nhị tiến hành khởi nghĩa. Hậu Hán thư có chép: Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật hà khắc. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, được các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, [thị] chiếm 65 thành, tự xưng là vương”.

Dân gian Việt Nam tương truyền rằng, khi bà khởi nghĩa đã đọc lời thề tại Hát Môn rằng:

"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

Sử sách đều chép, cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các bộ tộc Việt (khắp 65 huyện thành). Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và đanh được thắng lợi, khôi phục lại được một phần giang sơn đất Nam Việt xưa.

Sau khi đuổi quân Hán và dành được thắng lợi, Bà Trưng tự xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, miễn thuế cho dân chúng, thiết lập triều chính, đặt quốc hiệu là Lĩnh Nam.

Tới năm 43, quân Hán ồ ạt tiến sang xâm lược và đánh bại chính quyền non trẻ của bà Trưng. Bà Trưng chống cự không nổi đành nhảy xuống sông Hát tuẫn tiết. Các bộ tướng của Bà chiến đấu thêm một thời gian sau nữa rồi thất bại.

Đền thờ bà Trưng ngày nay nằm tại thôn Hạ Lôi thuộc Mê Linh (Vĩnh Phúc). Lễ hội Hai bà Trưng được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch).


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Triệu Vũ Đế

Tên húy
Triệu Đà
趙佗
Tự
Bá Uy
伯倭
Hiệu
Nam Hải Lão Phu
南海老夫
Đế hiệu
Triệu Vũ Đế
趙武帝
Vương hiệu
Nam Việt Vũ Vương

Sinh
257 TCN
Mất
137 TCN
Dân tộc
Hoa Hạ
Quê quán
Chân Định – Hằng Sơn – Đại Tần
Vợ
Trình Thị
(Người Lạc Việt)
Trưởng Nam
Trọng Thủy
仲始
Đích tôn
Triệu Mạt



Ông là người sáng lập ra nhà Triệu và là vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.



THÂN THẾ

Về thân thế của Triệu Vũ Đế, sử ký Tư Mã Thiên có đoạn chép như sau: “Vua Nam Việt họ Triệu tên Đà, người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy giờ, nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đưa những người bị đi đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế được 13 năm. Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên thuộc quận Nam Hải”.

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.

LY KHAI KHỎI TẦN

Trước khi thành lập nước Nam Việt, Triệu Đà vốn là một quan úy ở Lĩnh Nam.

ần Thủy Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế nối ngôi, khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng nổ ra năm 209 TCN, rồi tiếp theo là chiến tranh Hán-Sở giữa Lưu Bang và Hạng Vũ (từ năm 206 TCN), Trung Nguyên rơi vào cảnh rối ren loạn lạc.

Năm 208 TCN, Quận uý Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đang tạm thời làm Huyện lệnh Long Xuyên đến, dặn dò đại ý rằng:

Vùng đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước và phòng thủ chống lại quân đội từ Trung Nguyên đánh xuống, và đồng thời chính thức bổ nhiệm Triệu Đà nối quyền cai trị quận Nam Hải.

Sau khi Nhâm Ngao chết, Triệu Đà đã làm một cuộc chính biến thanh trừng ở Lĩnh Nam, giết sạch quan lại trung thành hoặc quy phục Tần Thủy Hoàng, thay vào đó là các thuộc hạ của mình, rồi nổi dậy xưng bá phương Nam.

CHINH PHỤC ÂU LẠC

Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và địa lý.

Sử ký Tư Mã Thiên có ghi chép sơ lược rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Tây Âu Lạc (phía Tây nước Âu Lạc cũ) mà thu phục vùng này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN).

Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay (2017) đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN
Lần chinh phục đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và rút lui. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược. Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ sông Bình Giang (nay là sông Đuống) trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương.

Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh úp triều đình Âu Lạc, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt.


Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương".

Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong. Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh, phía tây đến Dạ Lang, phía nam đến dãy Hoành Sơn, phía đông đến Mân Việt.

Triệu Vũ Đế đặt kinh đô của nước Nam Việt tại thành Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay). Một số tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng vùng đất miền Bắc Việt Nam bây giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt lúc đó.

THUẦN PHỤC NHÀ HÁN LẦN THỨ NHẤT

Năm 202 TCN, Lưu Bang thành lập nhà Hán tại Trung Nguyên, xưng là Hán Cao Tổ.

Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang sai quan đại phu Lục Giả đi sứ đến nước Nam Việt khuyên Triệu Đà quy phục nhà Hán. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: Vũ Vương vốn là người kiêu căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết kiến Vũ Vương, Vũ Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu, mồ mả và thân thích ở cả châu Chân Định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng cự sứ thần, không làm lễ thụ phong, Hán đế tất là tức giận, hủy hoại mồ mả và giết hại thân thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?".

Vũ Vương nghe lời ấy vội vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán Đế!".

Được Lục Giả khuyên, Triệu Đà chịu nhận ấn tước Nam Việt Vương (chúa đất vùng Nam Việt) của Hán Cao Tổ gửi, thần phục nhà Hán, đưa Nam Việt thành một nước chư hầu (nhưng chỉ trên danh nghĩa) của nhà Hán. Từ đó, Nam Việt và nhà Hán trao đổi sứ giả và buôn bán. Lưu Bang đã lấy hoà bình mà quy phục Triệu Đà, không còn mối lo thế lực chống đối nhà Hán ở miền nam nữa.

XƯNG ĐẾ CHỐNG HÁN

Hán Cao Tổ Lưu Bang và Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết đi, Lã Hậu nắm quyền, bắt đầu gây sự với Triệu Đà.

Lã Hậu ra lệnh cấm vận với nước Nam Việt. Triệu Đà thấy Lã Hậu có thể qua nước Trường Sa mà thôn tính Nam Việt.



Trước tình thế đó, Triệu Đà xưng "Nam Việt Vũ Đế", tuyến bố độc lập với nhà Hán và cất quân đánh nước Trường Sa, chiếm được mấy huyện biên giới của Trường Sa mới chịu thôi.

Lã Hậu bèn sai đại tướng Long Lư hầu là Chu Táo đi đánh Triệu Đà. Quân lính Trung Nguyên không quen khí hậu nóng nực và ẩm thấp miền nam, ùn ùn đổ bệnh, ngay dãy núi Ngũ Lĩnh cũng chưa đi qua nổi.

Năm 180 TCN, Lã Hậu chết, mưu đồ đánh Triệu Đà của quân nhà Hán bỏ hẳn. Lúc đó Triệu Đà dựa vào tiếng tăm tài quân sự của mình lừng lẫy cả vùng Lĩnh Nam, lại nhờ tài hối lộ của cải, làm cả Mân Việt và phía Tây nước Âu Lạc cũ ùn ùn quy thuộc Nam Việt. Lúc ấy nước Nam Việt bành trướng đến mức cực thịnh. Triệu Đà bắt đầu lấy tên uy Hoàng Đế mà ra lệnh ra oai, thanh thế ngang ngửa đối lập với nhà Hán.

THUẦN PHỤC NHÀ HÁN LẦN THỨ HAI

Sau khi Lã Hậu chết, Hán Văn Đế Lưu Hằng nối ngôi. Năm 179 TCN, vua Hán sai người tu sửa mồ mả cha ông Triệu Đà, cắt đặt hàng năm đúng ngày thờ cúng, ban thưởng chức vụ và của cải cho bà con Triệu Đà còn ở trong đất Hán. Nghe thừa tướng Trần Bình tiến cử, Lưu Hằng sai Lục Giả, người từng được Hán Cao Tổ sai sứ đi Nam Việt nhiều lần, làm chức Thái Trung Đại Phu, lại đi thuyết phục Triệu Đà quy Hán. Lục Giả đến Nam Việt, lại trổ tài thuyết phục Triệu Đà. Triệu Đà nghe thuyết phục phải trái hơn thiệt, quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn tiếm hiệu xưng Hoàng Đế ở trong nước Nam Việt). Nhân đó, Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, rằng:

“Man Di đại trưởng lão phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ. Lão phu vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu. Cao Hậu lên coi việc nước lại phân biệt Hoa - Di, ra lệnh không cho Nam Việt những khí cụ làm ruộng bằng sắt và đồng; ngựa, trâu, dê nếu cho thì cũng chỉ cho con đực, không cho con cái. Lão phu ở đất hẻo lánh, ngựa, trâu, dê đã già. Tự nghĩ nếu không sắm lễ vật cúng tế, thì tội thực đáng chết, mới sai quan Nội sử (使) là Phan (), quan Trung úy (中尉) là Cao (), quan Ngự sử (御史) là Bình (), ba bọn dâng thư tạ lỗi, nhưng đều không thấy trở về. Lại nghe đồn rằng, phần mộ của cha mẹ lão phu bị đập phá, anh em họ hàng đều bị giết. Vì vậy, bọn lại bàn nhau rằng: "Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để tự cao khác với nước Ngô". Vì vậy mới đổi xưng hiệu là Đế, để tự làm Đế nước mình, không dám làm điều gì hại đến thiên hạ. Cao Hoàng Hậu nghe tin cả giận, tước bỏ sổ sách của Nam Việt, khiến cho việc sai người đi sứ không thông. Lão phu trộm ngờ là vì Trường Sa Vương gièm pha, cho nên mới đem quân đến đánh biên giới. Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi, những vẫn phải dậy sớm, ngủ muộn, nằm không yên chiếu, ăn không biết ngon, mắt không trông sắc đẹp, tai không nghe tiếng chuông trống, chỉ vì không được làm tôi nhà Hán mà thôi. Nay may được bệ hạ có lòng thương đến, được khôi phục hiệu cũ, cho thông sứ như trước, lão phu dù chết xương cũng không nát. Vậy xin đổi tước hiệu, không dám xưng Đế nữa. Kính cẩn sai sứ giả dâng một đôi ngọc bích trắng, 1.000 bộ lông chim trả, 10 sừng tên, 500 vỏ ốc màu tía, 1 giỏ cà cuống, 40 đôi chim trả sống, 2 đôi chim công. Mạo muội liều chết, hai lạy dâng lên Hoàng đế bệ hạ”.

Kể từ đó đến đời Hán Cảnh Đế, Triệu Đà một mực xưng thần, hàng năm cứ mùa Xuân và mùa Thu, đều đưa đoàn sứ đến Trường An triều cống hoàng đế nhà Hán, chịu mệnh lệnh làm chư hầu (trên danh nghĩa) của nhà Hán.

Năm 137 TCN, Nam Việt Vương Triệu Đà qua đời, sống được ước chừng hơn trăm tuổi (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 121 tuổi). Thi Hài của Triệu Vũ Đế được chon cất ở Phiên Ngung (tức thành phố Quảng Châu ngày nay).

ĐỀN THỜ TRIỆU VŨ ĐẾ

Sau khi Triệu Vũ Đế mất, nhân dân Nam Việt đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi:

Đình thờ Thành hoàng Triệu Triệu Vũ Đế ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Xưa kia đây là nơi Triệu Vũ Đế cho xây dựng điện Long Hưng.

Đình thờ cha mẹ và đền thờ của Triệu Vũ Đế ở xã Quang Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà nội.

Đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam thờ Triệu Vũ Đế và Hoàn hậu Trình thị.

Nhiều nơi xung quanh khu vực Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) như các làng Văn Tinh, Lực Canh (thuộc xã Xuân Canh), Thạc Quả (thuộc xã Dục Tú) thờ Triệu Vũ Đế. Truyền thuyết dân gian vùng ven thành Cổ Loa kể lại khi đi đánh An Dương Vương, Triệu Vũ Đế đã cho thuyền ngược sông Hồng và cho đóng quân ở bến sông, nay là đoạn cuối làng Dâu (hay có tên khác là làng Lực Canh) và đầu làng Văn Tinh, nơi rất gần với ngã ba Dâu (nơi hợp lưu của sông Đuống và sông Hồng). Tương truyền, làng Văn Tinh là nơi Triệu Vũ Đế đóng đại bản doanh còn dân làng Lực Canh chỉ làm nhiệm vụ như cắt cỏ ngựa, khuân vác, phục vụ cho quân đội. Vì thế, đình Văn Tinh được coi là nơi thờ chính còn các nơi khác chỉ là nơi thờ vọng. Lễ hội làng Văn Tinh được tổ chức từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 hàng năm để tưởng nhớ Triệu Vũ Đế. Ngày 7 tháng 3, nhân dân làng Lực Canh rước tượng Trọng Thủy đến Văn Tinh với ý nghĩa con về thăm cha.

Miếu Nam Việt Vương ở thị trấn Đà Thành, huyện Long Xuyên, địa cấp thị Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thờ Thành hoàng Triệu Vũ Đế. Miếu được xây dựng từ thời nhà Thanh.



Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.




Tướng Quân Cao Lỗ

Tên gọi
Cao Lỗ


Tên gọi khác
Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần
Danh tôn
Ông Nỏ


Sinh
???
Mất
179 TCN
Quê quán



Chức tước
Tướng quân
Đơn vị phục vụ
Quân đội Vương Quốc Âu Lạc




SỰ NGHIỆP

Theo sử cũ lần truyền thuyết dân gian Việt Nam, Cao Lỗ là một vị tướng tài dưới thời An Dương Vương.


Theo truyền thuyết, khi quân của Thục Phán vây kín thành Văn Lang của vua Hùng, Cao Lỗ là người đã mở cửa sau của thành cho quân tướng Thục tràn vào, buộc vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.


Khi Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, Cao Lỗ và người em con ông chú là Cao Tứ được An Dương Vương tin cậy. Cao Lỗ cũng mang hết tâm trí của mình phục vụ cho Vương triều mới.


Cao Lỗ khuyên vương dời đô xuống đồng bằng, giúp vương tìm đất định đô, xây thành Cổ Loa.


Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.


Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.


Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.


Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.


Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.


Tấm bia Thần tích bi ký được lập vào năm Khải Định 6 (1921) tại làng Tiên Hội (Đông Anh, Hà Nội) còn cho biết thêm Cao Lỗ là vị tướng có tài được An Dương Vương phong làm thống lĩnh toàn quân và đóng đại bản doanh tại Vũ Ninh. Một ngày kia, khi hành quân qua đây, được dân làng cung kính nghênh bái. Nhân thấy phong cảnh nên thơ, hình thế đất đẹp bèn dừng chân hạ trại, lập hành cung và tỏ ý sau này thác đi dùng làm nơi an nghỉ.


Tương truyền, điếm xóm Chùa thuộc xã Cổ Loa hiện nay trước kia là một trạm gác, có thể được xây dựng cùng thời với đình Ngự triều di quy. Sau khi tướng Cao Lỗ chết, do có công chế tạo nỏ thần nên ông được xóm Chùa thờ làm thành ông hoàng và thờ tại điếm ấy. Có ý kiến cho rằng ngôi miếu cửa Bắc mới được xây dựng lại, nằm trên vòng Thành Trung đoạn phía Bắc, giáp giới giữa xóm Bãi và xóm Thượng, cạnh con đường nhựa từ Cổ Loa lên Uy Nỗ là nơi thờ Cao Lỗ.

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất.

Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, tại xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ.



Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Thánh Gióng

THÁNH GIÓNG
𢶢
Sắc phong:
Phù Đổng Thiên Vương
扶董天王
Năm sinh:
Không rõ
Mất:
Không rõ
Đền thờ:
Đền Sóc Sơn - Núi Sóc - Sóc Sơn - Hà Nội



Thân thế

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Công lao

Truyền thuyết kể rằng:

Vào đời Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt biết phun lửa, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử ra chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt biết phun lửa, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.



Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn:

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo bào cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Đền thiêng còn dấu cố viên
Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.