Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Thủy Tinh

Đăng bởi   vào   Bình luận


Theo truyền thuyết, Thủy tinh là một thần nước, hung ác thường xuyên dâng nước lên gây ngập lụt, khiên nhân dân điêu đứng.



Tuy nhiên, căn cứ vào các cứ liệu lịch sữ, có thể nhận định Thủy Tinh chính là hình tượng của Thục Vương – thủ lĩnh vùng đất Âu Việt.

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: HùngVương thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn.Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần,vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc Bộ máy nhà nước của nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc Hầu Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.



Truyền thuyết về Sơn tinh và Thủy tinh – Hình ảnh từ cuộc xung đột vũ trang giữa Văn Lang và Nam Cương.

Vào thời Hùng Vương thứ 18, Văn Lang đã là một quốc gia suy yếu. Hùng Vương có người con gái nổi tiếng xinh đẹp tuyệt trần đã đến tuổi xuất giá. Vua muốn chọn cho nàng một người vừa ý nên mở hội kén rể trong cả nước. Bấy giờ, Thục Vương ở nước Nam Cương (Đất Âu Việt) nghe tin, có ý muốn nhân đây mà thôn tính Văn Lang nên cho sứ sang cầu hôn. Hùng Vương có ý muốn gả Mị Nương cho Thục. Nhưng Lạc Hầu và Lạc Tướng can rằng “Thục Vương chỉ có ý muốn lấy nước ta”, nên hiến kế cho Hùng Vương. Hội kén rể trong nước đã chọn ra được Thánh Tản Viên. Khi Thục Vương qua nước Văn Lang đưa lễ, bấy giờ có cả Thánh Tản Viên. Hùng Vương mới ra sính lễ “ai mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ đến trước ngày hẹn”  thì sẽ được lấy Mị Nương. 

Câu đố của Hùng Vương đã được cả hai người giải ra, tuy nhiên đường từ núi Tản Viên tới Phong Châu gần hơn đường từ đất Âu Việt sang. Nên Thánh Tản Viên được lấy Mỵ Nương về. Thục Vương sang muộn, không lấy được Mị Nương, trở về uất ức, cho rằng Hùng Vương chơi xỏ mình, nên hiệu triệu binh mã sang đánh Văn Lang. Bấy giờ, Hùng Vương còn binh hùng tướng mạnh nên sớm đánh tán quân Thục. Thục Vương trở về thêm phần uất ức mà di chiếu cho con cháu ngày sau phải tìm cách diệt Văn Lang báo thù. Sau này cháu Thục Vương là Thục Phán đã thực hiện được di chiếu đó.


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.