Hiển thị các bài đăng có nhãn Âu Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Âu Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Lý Ông Trọng


Lý Ông Trọng
李翁仲
Tên húy
Lý Thân

Quê quán
Làng Chèm, Thụy Phương – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Đền thờ
Đình Chèm (Cùng quê)



Lý Ông Trọng là một nhân vật có thật trong lịch sử, được coi là “Tứ Đại Trụ Thần”, xuất hiện trong nhiều dị bản khác nhau của truyền thuyết dân gian.

Theo chính sử, Lĩnh Nam Chích Quái chép, Lý Ông Trọng là bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông “cao 2 trượng 3 thước” (gần 2 mét), khí chất đoan dũng, khác với người thường”

SỰ NGHIỆP

LÀM QUAN NƯỚC VĂN LANG

Thời trẻ, Ông Trọng đến hương ấp làm lực dịch. Khi bị trưởng quan đánh đòn, ông than rằng: “Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ lẽ nào quanh quẩn mãi ở đây, chịu để cho người ta hành hạ?”. Từ đó Ông Trọng quyết chí tu thân, dùi mài kinh sử, sau sang nước Tần, được vua Tần trọng dụng, cho làm quan tới chức Tư lệ hiệu úy. Sự việc này được ghi chép lại trong cả Đại Việt sử ký và Việt Điện U Linh.

Theo truyền thuyết dân gian, Ông Trọng là người cương trực, trung hậu, thương dân, từng đánh nhau với tên lính huyện để bảo vệ dân phu, sau lại được Hùng Vương trọng dụng. Ông có công giúp vua Hùng dẹp yên bờ cõi, ngăn chặn quân địch từ phía Tây và phía Nam tiến vào Văn Lang.

THỜI KỲ ÂU LẠC

Đến thời An Dương Vương, ông trở thành tướng giỏi và được vua cử sang sứ nước Tần. Tần Thủy Hoàng thấy tướng mạo phi phàm của vị sứ giả phương Nam, biết không phải người phàm, bèn ngỏ ý mời ông giúp trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu.

Năm 221 TCN (Năm thứ 26 triều Tần Thủy Hoàng), nước Tần thôn tính cả 6 nước vùng Trung Nguyên và xưng Đế. Thời đó mặc dù Tần Thuỷ Hoàng uy danh ngàn vạn dặm, nhưng biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Quân Tần có Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên.

Tần Thủy Hoàng bèn phái Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao, tức vùng đất tỉnh Cam Túc ngày nay. Uy danh của Ông Trọng khiến quân Hung Nô khiếp đảm, chỉ đứng nhìn từ xa mà cũng đủ hồn xiêu phách lạc. Sách Từ Nguyên Trung Quốc ghi: “Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở của Tư Mã, coi giữ cung Hàm Dương”.

Đại Nam quốc sử diễn ca viết về ông như sau:

“Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân

Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ

Uy danh đã khiếp Hung Nô

Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.“


Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Lý Ông Trọng cũng có khen ngợi rằng:


“Võ giỏi văn tài đấng trượng phu

Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ

Vĩnh Khang ứng mộng bàn kinh truyện

Hương lửa trời Nam vững đế đồ.”


PHÒ MÃ ĐẠI TẦN

Từ khi có Lý Ông Trọng, quân Hung Nô không còn dám bén mảng tới biên giới nhà Tần. Vua Tần cũng vì thế mà rất mực tin yêu, muốn giữ chân ông nên bèn gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, tức Tây Cung công chúa. Là một sứ giả người Việt, vừa được phong quan chức, lại trở thành phò mã như vậy, thật hiếm lắm thay.

Thế nhưng, danh tiếng và quyền thế nơi đất khách vẫn không thể giữ chân ông. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi về phương Nam, ngày đêm mong ngóng sớm được đoàn tụ cùng gia viên. Khi biết Ông Trọng được vua Tần phê chuẩn cho trở lại cố hương, quân Hung Nô lại tiến quân sang quấy nhiễu. Không còn cách nào khác, Tần Thủy Hoàng phải sai sứ sang Âu Lạc thỉnh mời. Nhưng Ông Trọng tìm cách thoái thác, không muốn tiếp tục phục vụ nước Tần.

Truyền thuyết dân gian kể rằng ông phải giả chết, khiến vua Tần bất đắc dĩ đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng. Pho tượng được đặt ở cửa Tư Mã Hàm cung. Bên trong pho tượng chứa được vài chục người, và có chỗ điều khiển để cử động tay chân. Khi quân Hung Nô định kéo sang cướp phá, từ xa thấy bức tượng đồng cứ ngỡ là Ông Trọng, phải vội vàng tháo chạy, không dám bén mảng tới nước Tần lần nữa.

LƯU DANH THIÊN CỔ NGÀN NĂM SAU

Nhiều trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính. Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương qua làm Đô Hộ nước An Nam ta thường qua chơi làng Vương (tên gọi Lý Ông Trọng trong Việt Điện U Linh).

Đêm mộng thấy cùng Vương nói chuyện trị dân, và giảng luận sách Xuân Thu tả truyện, nhân đó Triệu Xương mới hỏi thăm nhà cũ của Vương hồi xưa, thì chỉ thấy mù khói ngang trời, sông nước mênh mông, rêu phong đường đá. Ông mới lập lại đền thờ, xưởng cao lầu lớn, rồi chuẩn bị lễ vật đem đến tế Vương.

Đến lúc Cao Biền (tướng nhà Đường) đánh phá nước Nam Chiếu (là vương quốc của người Bạch và người Di ở Vân Nam Trung Quốc), Vương thường hiển linh trợ thuận. Cao Biền lấy làm kinh dị, sai thợ trùng tu đền thờ ông tráng lệ hơn xưa, và chạm khắc tượng gỗ son thếp vàng giống như thực, đem lễ vật đến tế, từ đó, hương hỏa không khi nào hết.

Đến thời Bắc Thuộc (từ năm 603 đến năm 938) đền thờ Lý Ông Trọng tiếp tục được cho xây dựng ở Thị Điềm, Thụy Phương (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Để tưởng nhớ Lý Ông Trọng, hằng năm ba làng: Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc tổ chức lễ hội đền Chèm từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch.

Ngày nay ở làng Chèm, huyện Từ Liêm, vẫn còn ngôi đền cổ thờ Lý Ông Trọng do vua Tần cho người xây dựng. Trải qua hàng nghìn năm phong ba cùng tuế nguyệt, ngôi đền vẫn còn giữ được pho tượng Lý Ông Trọng cao 8 mét, cùng với các câu đối và văn bia ghi lại thần tích về ông. Trong đó có câu: “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. “Hương” ở đây là Lý Ông Trọng, người làng Chèm, xã Thụy Hương. Đức Thánh làng Chèm vì thế mà được xếp ngang hàng với Phù Đổng Thiên Vương, là một trong Tứ Đại Trụ Thần của nước ta thời xưa. Phạm Sư Mạnh nhà Trần có lời thơ về ông:

“Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp

Ông Trọng từ thâm vân đạm nùng.”


Dịch


“Văn Lang thành cổ non trùng điệp

Ông Trọng đền thiêng mây nhạt nồng.”


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Nỏ Thần - Nỏ Liên Châu


Theo truyền thuyết và sử sách có ghi chép rằng: Nước Âu Lạc thời An Dương Vương có nỏ thần một lần bắn ra hàng ngàn mũi tên, xuyên qua hàng chục người. Là nỗi khiếp đảm của quân Triệu. Nhờ có nỏ thần mà An Dương Vương giữ được thành Cổ Loa, còn quân Triệu thì thua trận thảm hại không kể xiết. Tương truyền lẫy nỏ được làm bằng móng rùa do thần kim Quy ban tặng. Dân gian vẫn thường có câu “Giữ được nỏ thần, thì giữ được thiên hạ - mất nỏ thần sẽ mất cả thiên hạ”.



Đây là một câu chuyện mang đậm màu sắc truyền thuyết. Tuy nhiên qua những gì khảo cứu và khai quật của các sử học cũng như giới nghiên cứu khoa học cho rằng, chuyện nỏ thần là có thật, và là một trong những kiệt tác quân sự bậc nhất tuyệt vời của tổ tiên người Việt.


Sử sách và truyền thuyết đều nói tới nhân vật Cao Lỗ người sang chế ra máy nỏ, bắn một lần được nhiều mũi tên bằng đồng, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Kỹ thuật bắn nỏ (hay giàn cung) ra một lúc nhiều mũi tên là có thật. Kỹ thuật quân sự này đã được phát huy toàn diện dưới thời Tần Thủy Hoàng. Quân Tần sở dĩ rất mạnh và bách chiến bách thắng là vì có đội quân bắn tên gây sát thương cực lớn cho đối phương (nhờ đội quân này Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Hoa). Về mối liên hệ giữa nỏ thần của Cao Lỗ chế tạo với giàn cung mà quân đội Tần sử dụng chưa thể khẳng định được là có hay không. Tuy nhiên điều này có thể cho thấy kỹ thuật bắn ra nhiều mũi tên cùng lúc là thật chứ không phải là hư cấu.


Do sự biến thiên của lịch sử, đặc biệt sau sự kiện Triệu Đà chiếm được Cổ Loa, đánh bại An Dương Vương rồi lập nên nhà nước Nam Việt – Nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nỏ thần cũng biến mất từ đó. Nên hình dạng của Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương như thế nào ngày nay không ai biết rõ, cũng như cấu tạo của nỏ. Các nhà nghiên cứu dựa trên các khai quật khảo cổ, các bằng chứng về mũi tên đồng, một phần máy lẫy nỏ mà phỏng đoán về hình dáng của Nỏ Liên Châu. Thế nhưng tất cả chỉ mang tính minh họa.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Tướng Quân Cao Lỗ

Tên gọi
Cao Lỗ


Tên gọi khác
Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần
Danh tôn
Ông Nỏ


Sinh
???
Mất
179 TCN
Quê quán



Chức tước
Tướng quân
Đơn vị phục vụ
Quân đội Vương Quốc Âu Lạc




SỰ NGHIỆP

Theo sử cũ lần truyền thuyết dân gian Việt Nam, Cao Lỗ là một vị tướng tài dưới thời An Dương Vương.


Theo truyền thuyết, khi quân của Thục Phán vây kín thành Văn Lang của vua Hùng, Cao Lỗ là người đã mở cửa sau của thành cho quân tướng Thục tràn vào, buộc vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.


Khi Thục Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, Cao Lỗ và người em con ông chú là Cao Tứ được An Dương Vương tin cậy. Cao Lỗ cũng mang hết tâm trí của mình phục vụ cho Vương triều mới.


Cao Lỗ khuyên vương dời đô xuống đồng bằng, giúp vương tìm đất định đô, xây thành Cổ Loa.


Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.


Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.


Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.


Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.


Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.


Tấm bia Thần tích bi ký được lập vào năm Khải Định 6 (1921) tại làng Tiên Hội (Đông Anh, Hà Nội) còn cho biết thêm Cao Lỗ là vị tướng có tài được An Dương Vương phong làm thống lĩnh toàn quân và đóng đại bản doanh tại Vũ Ninh. Một ngày kia, khi hành quân qua đây, được dân làng cung kính nghênh bái. Nhân thấy phong cảnh nên thơ, hình thế đất đẹp bèn dừng chân hạ trại, lập hành cung và tỏ ý sau này thác đi dùng làm nơi an nghỉ.


Tương truyền, điếm xóm Chùa thuộc xã Cổ Loa hiện nay trước kia là một trạm gác, có thể được xây dựng cùng thời với đình Ngự triều di quy. Sau khi tướng Cao Lỗ chết, do có công chế tạo nỏ thần nên ông được xóm Chùa thờ làm thành ông hoàng và thờ tại điếm ấy. Có ý kiến cho rằng ngôi miếu cửa Bắc mới được xây dựng lại, nằm trên vòng Thành Trung đoạn phía Bắc, giáp giới giữa xóm Bãi và xóm Thượng, cạnh con đường nhựa từ Cổ Loa lên Uy Nỗ là nơi thờ Cao Lỗ.

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất.

Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, tại xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ.



Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Thủy Tinh


Theo truyền thuyết, Thủy tinh là một thần nước, hung ác thường xuyên dâng nước lên gây ngập lụt, khiên nhân dân điêu đứng.



Tuy nhiên, căn cứ vào các cứ liệu lịch sữ, có thể nhận định Thủy Tinh chính là hình tượng của Thục Vương – thủ lĩnh vùng đất Âu Việt.

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: HùngVương thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn.Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần,vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc Bộ máy nhà nước của nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc Hầu Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.



Truyền thuyết về Sơn tinh và Thủy tinh – Hình ảnh từ cuộc xung đột vũ trang giữa Văn Lang và Nam Cương.

Vào thời Hùng Vương thứ 18, Văn Lang đã là một quốc gia suy yếu. Hùng Vương có người con gái nổi tiếng xinh đẹp tuyệt trần đã đến tuổi xuất giá. Vua muốn chọn cho nàng một người vừa ý nên mở hội kén rể trong cả nước. Bấy giờ, Thục Vương ở nước Nam Cương (Đất Âu Việt) nghe tin, có ý muốn nhân đây mà thôn tính Văn Lang nên cho sứ sang cầu hôn. Hùng Vương có ý muốn gả Mị Nương cho Thục. Nhưng Lạc Hầu và Lạc Tướng can rằng “Thục Vương chỉ có ý muốn lấy nước ta”, nên hiến kế cho Hùng Vương. Hội kén rể trong nước đã chọn ra được Thánh Tản Viên. Khi Thục Vương qua nước Văn Lang đưa lễ, bấy giờ có cả Thánh Tản Viên. Hùng Vương mới ra sính lễ “ai mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ đến trước ngày hẹn”  thì sẽ được lấy Mị Nương. 

Câu đố của Hùng Vương đã được cả hai người giải ra, tuy nhiên đường từ núi Tản Viên tới Phong Châu gần hơn đường từ đất Âu Việt sang. Nên Thánh Tản Viên được lấy Mỵ Nương về. Thục Vương sang muộn, không lấy được Mị Nương, trở về uất ức, cho rằng Hùng Vương chơi xỏ mình, nên hiệu triệu binh mã sang đánh Văn Lang. Bấy giờ, Hùng Vương còn binh hùng tướng mạnh nên sớm đánh tán quân Thục. Thục Vương trở về thêm phần uất ức mà di chiếu cho con cháu ngày sau phải tìm cách diệt Văn Lang báo thù. Sau này cháu Thục Vương là Thục Phán đã thực hiện được di chiếu đó.


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thục Phán - An Dương Vương


AN DƯƠNG VƯƠNG
(安陽王)
Tên húy: Thục Phán (蜀泮)
Sinh: (Chưa rõ) 
Mất:   208 TCN (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) 
          179 TCN (Theo Sử ký Tư Mã Thiên)
Quốc tịch: Nam Cương
Mộ và đền thờ: Di tích đền thờ Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Đền Cuông thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

THÂN THẾ

Ông Nội: Thục Vương
Cha: An Trị Vương - Thục Chế
Con gái: Mỵ Châu


DẸP LOẠN 9 CHÚA

Thục Phán là con trai của An Trị Vương – Thục Chế, lên ngôi khi 10 tuổi, nhưng quyền hành thực tế lại nằm trong tay Thục Mô – Cháu nội Thục Chế. Sự chuyên quyền của Thục Mô khiến cho 9 Mường của Nam Cương nổi dậy tranh dành ngôi vua. Thục Phán bằng lòng can đảm và mưu trí đã thu phục và thống nhất lại được 10 Mường của Nam Cương, lấy lại quyền hành từ tay của Thục Mô. Ngày này, dân tộc Tày (Việt Nam) và dân tộc Choang (Tàu) còn lưu truyền câu chuyện "Cẩu chủa cheng vùa" nói về sự kiện 9 chúa tranh vua ở nước Nam Cương thời Thục Phán.

CHỐNG QUÂN TẦN

Sau khi Doanh Chính – Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên, đã phát binh Nam tiến xâm lược Bách Việt (218 TCN) Trước sự thất bại của nhiều Tiểu Quốc trong Bách Việt, và nhận thấy nguy cơ diệt vong trước đại quân Tần hung hãn đang gần kề. Thục Phán đã tiến hành liên kết với nước Văn Lang để chống Tần. Cuộc chiến kéo dài trong 6 năm ròng rã (214TCN – 208TCN) với sự kiện tướng Tần là Đồ Thư bị Thục Phán chém đầu đã chấm dứt cuộc chiến.


Theo các cứ liệu lịch sử và truyền thuyết, vai trò của Thục Phán trong cuộc kháng chiến chống Tần là rất to lớn.


THÀNH LẬP NƯỚC ÂU LẠC


Theo các cứ liệu lịch sử hiện nay có hai luồng quan điểm về việc Thục Phán thành lập nước Âu Lạc.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Sau khi kháng chiến chống Tần thành công, Hùng Vương truyền ngôi cho Thục Phán lên làm vua, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Sau khi kháng chiến chống Tần thắng lợi, trên đà chiến thắng, Thục Phán đã thu phục luôn cả Văn Lang rồi hợp nhất vào với nước Nam Cương đổi tên thành Âu Lạc, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.


Theo quan điểm cá nhân, sự kiện này chỉ có thể diễn ra theo quan điểm thứ 2.  Xưa Thục Vương từng sang cầu hôn công chúa nước Văn Lang nhưng không thành, dẫn quân đi chinh phạt nhưng thất bại, nên đã di chiếu cho con cháu ngày sau phải diệt nước Văn Lang. Sau khi Thục Phán dẹp yên nội tình Nam Cương, nước này ngày càng trở nên lớn mạnh và có ý định thôn tính những nước lân bang, nhiều lần đưa quân sang gia tranh với Văn Lang nhưng thất bại. Lợi dụng thành quả chiến thắng chống Tần và danh tiếng của mình trong cuộc chiến, Thục Phán đã đánh úp Hùng Vương và dành chiến thắng. Nhưng chắc rằng, Hùng Vương và Thục Phán đã có một giao kèo nào đó dẫn tới việc Thục Phán đổi tên nước Nam Cương thành nước Âu Lạc, Thục Phán sẽ để lại đền thờ lăng mộ các vua Hùng trước kia. Có thể là để các Bộ nước Văn Lang sẽ không nổi dậy chống lại Thục Phán.

Sau khi lên ngôi, Thục Phán xưng là An Dương Vương, đặt ra triều chính, đổi Quốc hiệu là Âu Lạc. 

Hẳn rằng khi vừa lên ngôi, Thục Phán còn đang đóng đô ở thành Bàn Phủ hoặc là chính tại đất Phong Châu. Nhưng vì địa thế những nới này khiến cho việc không thể kiểm soát được các vùng lãnh thổ trong nước, nên buộc Thục Phán phải chọn một vị trí mới để đặt làm kinh đô xây thành đắp lũy. Và chọn được vùng đất Cổ Loa ngày này để dựng lên môt tòa thành bằng đất nguy nga.


XÂY THÀNH CỔ LOA

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.



Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.


Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,58 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn có đường kính 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.