Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Trưng Trắc

Trưng Trắc (徵側)
(Trưng nữ vương)
Sinh:
Không rõ
Mất
Năm 43
Quê:
Mê Linh – Giao Chỉ (thuộc Hán)
Chồng
Thi sách




Bà là nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam chúng ta, là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống quân Hán đô hộ, dành lại độc lập và gây dựng nên chính quyền của người Việt sau 154 năm dưới ách đô hộ của nhà Hán.

Hậu Hán Thư của Tàu chép: “Năm [Kiến Vũ] thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành”.

Sau khi chiếm được Nam Việt, tiến trình Bắc thuộc lần 1 được xác lập trên cõi Nam Việt. Nhà Đông Hán thực hiện chính sách Hán hóa một cách triệt để và hà khắc đối với người Việt, đặc biệt là kể từ khi cử Tô Định sang làm thái thú. Nhiều thủ lĩnh Nam Việt phẫn nội và có ý định chống lại, mà nổi lên nhất là vợ chồng nhà ông Thi Sách.

Năm 39, Tô Định ra lệnh giết Thi Sách – Chồng của bà Trưng Trắc mà không rõ nguyên nhân. Sau này, hầu hết các sử sách đều cho rằng, ông Thi Sách đã chống lại các cuộc đàn áp và gửi thư hạch tội khiến Tô Định tức giận mà giết.

Sau cái chết của chồng, vào tháng 3 năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em là bà Trưng Nhị tiến hành khởi nghĩa. Hậu Hán thư có chép: Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật hà khắc. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, được các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, [thị] chiếm 65 thành, tự xưng là vương”.

Dân gian Việt Nam tương truyền rằng, khi bà khởi nghĩa đã đọc lời thề tại Hát Môn rằng:

"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

Sử sách đều chép, cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các bộ tộc Việt (khắp 65 huyện thành). Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và đanh được thắng lợi, khôi phục lại được một phần giang sơn đất Nam Việt xưa.

Sau khi đuổi quân Hán và dành được thắng lợi, Bà Trưng tự xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, miễn thuế cho dân chúng, thiết lập triều chính, đặt quốc hiệu là Lĩnh Nam.

Tới năm 43, quân Hán ồ ạt tiến sang xâm lược và đánh bại chính quyền non trẻ của bà Trưng. Bà Trưng chống cự không nổi đành nhảy xuống sông Hát tuẫn tiết. Các bộ tướng của Bà chiến đấu thêm một thời gian sau nữa rồi thất bại.

Đền thờ bà Trưng ngày nay nằm tại thôn Hạ Lôi thuộc Mê Linh (Vĩnh Phúc). Lễ hội Hai bà Trưng được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch).


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.



Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ


Chữ Quốc ngữ được hình thành trong quá trình truyền đạo Công giáo do Dòng Tên thực hiện dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XVII. Các nhà truyền giáo đóng góp nhiều trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ có thể kể đến Francesco Buzomi, Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.

Nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn từ điển “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” in năm 1651 tại Roma. Cuốn từ điển này được biên soạn phần nào đó dựa trên đóng góp của những người khác. Theo soạn giả, ông cũng mượn dấu sắc, huyền, ngã từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm iota subscriptum (dấu nặng) và dấu hỏi để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt. So sánh ký tự thì âm “nh” theo tiếng Bồ Đào Nha; “gi” theo tiếng Ý; còn “ph” theo tiếng cổ Hy Lạp.

Các văn bản thời kỳ này là tài liệu ghi chép quan trọng về cách phát âm của tiếng Việt trung đại. Trong những tài liệu còn lưu trữ được là bản thảo "Manescrito, em que se Prou a, que a forma do Bauptisma Pronunciada em Lingoa Annamica he Verdadeira" do nhà truyền giáo Giovanni Filippo de Marini đến Đàng Ngoài giảng đạo khoảng thập niên 1650, thì lối viết chữ Quốc ngữ ở giai đoạn đó như sau:

“Tau rửa mầi nhân danh Cha, ủa Con, ủa Spirite Santo. Tau lấy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng, vô danh, cắt ma, cắt xác, Blai có ba hồn bảy uía, Chúa Bloy Ba Ngôy nhẩn danh...”

Một mốc quan trọng của chữ Quốc ngữ là cuốn từ điển của giáo sĩ Jean-Louis Taberd, in năm 1838, căn cứ vào bản thảo của Giám mục Bá Đa Lộc.

Cuốn tự điển của Bá Đa Lộc được soạn từ năm 1773 đến 1815 thì hoàn thành, mang tên “Dictionarium Anamatico-Latinum” nhưng chưa được in ra (bản viết tay nay còn giữ ở Văn khố Hội Truyền giáo Paris). Trong khi đó tự điển của Taberd mang tên Nam Việt Dương Hiệp Tự vị (tựa tiếng Latinh giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) được in ở Serampore, Ấn Độ. Nó phản ảnh một biến chuyển quan trọng của tiếng Việt trong khoảng thời gian giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XIX. So sánh tự điển của Taberd và De Rhodes thì âm "ꞗ" (ȸ) biến mất, thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" cũng biến mất, thay thế bằng "tr", "nh", "l", "s". Dạng chính tả của chữ Quốc ngữ ở thời điểm này không khác mấy cách viết ngày nay.

Cuốn tự điển có phần phụ lục tựa là "Lời Chúa Tàu và Người Annam vấn đáp cùng nhau" (Dialogus Inter Unum Navis Praevectum et Unum Cocincinensem), trong đó có đoạn như sau:

- Ông đi viếng Quan lớn thì được song thói nước nầy chẳng cho phép thăm đờn bà.

- Tôi cam lòng chìu theo quốc pháp, tôi chẳng có ý làm đều gì nghịch cùng thói phép đất nầy, có tục ngữ rằng: nhập giang tùy khúc nhập gia tùy tục.

Đọc qua, ngoài một số chữ khác biệt cách viết nhưng ý đã rõ, không là trở ngại cho độc giả hiện nay. Tuy nhiên vào thời điểm này, chỉ có cộng đồng Công giáo tại Việt Nam sử dụng lối chữ này.
Do sự thống trị của Hán học ở Việt Nam, chữ Quốc ngữ trên chặng đường hơn 300 năm hình thành và phát triển chưa đủ phổ biến để coi là văn tự chính thức. Cho tới khi Thực dân Pháp xâm lăng, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ.

Theo sử gia Liam Kelley, vào đầu thế kỷ XX cả thực dân Pháp lẫn các nhà cách mạng đều không đủ quyền lực để chữ Quốc Ngữ có thể lan sâu rộng trong các làng quê. Phải tới năm Thành Thái thứ 18 (1906) Hoàng đế Thành Thái ban hành một đạo dụ. Theo đó, cha mẹ có thể quyết định việc cho con theo học một trường ấu học Hán văn hoặc một chương trình giảng dạy Nam âm (Quốc ngữ). Với những người theo học Hán văn, sẽ có một cuốn sách giao khoa được soạn ra nhằm giới thiệu những từ chữa Hán từ cấp độ dễ tới khó dần. Nó cũng bao gồm một danh mục các Hán tự kèm theo phiên âm và định nghĩa bằng chữ Quốc ngữ được dùng trong tài liệu. Trong khi, một cuốn sách giáo khoa bằng chữ Quốc ngữ khác sẽ được soạn ra để dạy những người theo học chương trình học "Nam âm" nhằm giới thiệu cho họ những thông tin cơ bản về xứ Đông Dương, thiết chế cai trị của nó, những phong tục tập quán... Sau khi đạo dụ được ban ra, tầng lớp sĩ phu trước đây vốn quay lưng với chữ Quốc ngữ vì cho rằng nó là “ sản phẩm của ngoại bang xâm lược, dùng chỉ đọc kinh thánh”, nay lại đi học chữ Quốc ngữ để về dạy trong các trường làng.

Sau này, khi dành được độc lập, mẫu tự La-tinh được các nhà truyền giáo sáng tạo ra trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam.
  

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.




Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Lac Long Quan (Deutsch)



Lac Long Quan (Vietnamesische: Lạc Long Quân; Chinese: 駱龍君).

Er ist eine legendäre Figur von Vietnam. Sein richtiger Name ist Sung Lam. (Vietnamesische: Sùng Lãm; Chinese: 崇纜). Niemand weiß, wann er geboren wurde und starb. Sein Grab in Hanoi stadt – Vietnam.

Lac Long Quan ist Kinh Duong Vuongs Sohn, aber er ist nicht König von Xich Quy land. Der Name seiner Frau ist Au Co (Vietnamesische: Âu Cơ). Sie haben alle 100 Söhne. Der erste Sohn, der König von Van Lang land wurde, heißt Hung Vuong I.

Alle Vietnamesen nennen ihn den ersten Vater (Vietnamesische: Thủy Tổ).

Kinh Duong Vuong (Deutsch)


Kinh Duong Vuong ist eine legendäre Figur von Vietnam. Sein richtiger Name ist Loc Tuc. (Chinese: 涇陽王). Derzeit weiß niemand von seinem Geburtsjahr. Die Menschen wissen nur, dass er am 18. Januar (Vietnams Kalender) gestorben ist. Sein Grab in A Lu Dorf (Bac Ninh Provinz – Vietnam).

Die Vietnamesen nennen ihn An Bang Thuy To. (Vorfahren des Südens).
Der Name seiner Frau ist Long Nu. Der Sohn, später Vater von Vietnam, heißt Lac Long Quan.

Kinh Duong Vuong ist der König von Xich Quy land (von 2879 v. Chr.) Hauptstadt des Landes Xich Quy ist Ngu Linh.



Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Thái Thú Tích Quang

Tích Quang
錫光
Quê quán
Quận Hán Trung (Nhà Hán)
Sinh
Không rõ
Mất
Không rõ
Chức tước
Thái Thú quận Giao Chỉ


Sử sách chép về Tích Quang không nhiều. Ông được nhà Hán cửa sang làm Thái thú quận Giao Chỉ vào đầu thế kỷ I (thời Hán Bình Đế của nhà Tây Hán). Không được rõ về năm sinh hay mất, sử sách chỉ nhắc rằng, vào năm 29 đời Hán Quang Vũ, Thái thú Tích Quang vẫn còn sai người sang triều cống cho nhà Hán.

Tích Quang là người chủ trương thi hành chính sách "giáo hóa", truyền bá Hán học vào đất Giao Chỉ.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Thái Thú


Thái thú ( Tiếng Hán: 太守) (Tiếng Hàn: 태수) chức quan đứng đầu một Quận của các triều đại trong lịch sử cổ đại của nước Tàu và Triều Tiên.

Xuất hiện lần đầu từ thời Chiến Quốc trong lịch sử nước Tàu, biên giới giữa các nước chư hầu thường có xung đột, nên đã thiết lập các quận như là một đặc khu riêng biệt, có chính quyền tự trị tổng hợp, người đứng đầu gọi là thú hoặc quận thú.

Sau khi thống nhất Trung nguyên, Tần Thủy Hoàng phân chia toàn lãnh thổ nước Tần thành 36 quận, chức quan đứng đầu gọi là thú do hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm.

Sang thời Tây Hán đổi chức Thái quận thú thành Thái thú, được hưởng lương 2000 thạch lương. Nhiệm vụ chính của Thái thú là đại diện triều đình tiếp xúc với cư dân địa phương trong phạm vi cai trị, thu nạp các cống phẩm địa phương để dâng nộp cho triều đình theo các hạn định được giao. Đối với các quận vùng biên cương hoặc có phiến loạn hoặc có sự chống đối của dân cư địa phương, Nhà Hán đặt thêm chức Đô úy có nhiệm vụ phụ trách quân sự, đóng quân đồn trú tại địa phương đó. Ngoài ra Thái thú chịu sự giám sát của các Thứ sử.

Sang thời Đông Hán, triều đình đặt ra chức Kế lại. Kế lại có nhiệm vụ thay mặt Thái thú lên báo cáo tình hình với Thứ sử. Kế lại của Thứ sử lại làm nhiệm vụ thay mặt thứ sử lên triều đình tâu báo, còn Thứ sử chuyên tâm vào việc ở bản châu.

Dưới trương thái thú có một viên quận thừa thay mặt Thái thú khi Thái thú vắng mặt. Xung quanh Thái thú có các Duyện sử chia ra các "Tào" làm việc, mỗi Tào có Thư tá phụ trách việc giấy tờ.
Ngoài ra, tại mỗi quận vẫn duy trì chức Đô úy ngang chức như Thái thú, lo việc quân sự và một viên Đô úy thừa, chức ngang với quận thừa, giúp việc quân sự. Năm 30, Hán Quang Vũ Đế bỏ chức đô úy và đô úy thừa, chỉ có quận nào có biện loạn mới lâm thời đặt ra chức đó.

Nhà Tùy xóa bỏ quận, lấy châu đơn vị hành chính cấp thứ hai, chức thái thú bị bãi bỏ. Thời kỳ này quan Thứ sử trở thành chức quan gần tương đương với quan thái thú thời nhà Hán. Từ thời nhà Tống về sau, chuyển xưng thành tri phủ.

Tại Silla (Triều Tiên), người đứng đầu quân đội địa phương ban đầu được gọi là , và ông ta đã được phục hồi về quyền thừa kế.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.


Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Lý Ông Trọng


Lý Ông Trọng
李翁仲
Tên húy
Lý Thân

Quê quán
Làng Chèm, Thụy Phương – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Đền thờ
Đình Chèm (Cùng quê)



Lý Ông Trọng là một nhân vật có thật trong lịch sử, được coi là “Tứ Đại Trụ Thần”, xuất hiện trong nhiều dị bản khác nhau của truyền thuyết dân gian.

Theo chính sử, Lĩnh Nam Chích Quái chép, Lý Ông Trọng là bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông “cao 2 trượng 3 thước” (gần 2 mét), khí chất đoan dũng, khác với người thường”

SỰ NGHIỆP

LÀM QUAN NƯỚC VĂN LANG

Thời trẻ, Ông Trọng đến hương ấp làm lực dịch. Khi bị trưởng quan đánh đòn, ông than rằng: “Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ lẽ nào quanh quẩn mãi ở đây, chịu để cho người ta hành hạ?”. Từ đó Ông Trọng quyết chí tu thân, dùi mài kinh sử, sau sang nước Tần, được vua Tần trọng dụng, cho làm quan tới chức Tư lệ hiệu úy. Sự việc này được ghi chép lại trong cả Đại Việt sử ký và Việt Điện U Linh.

Theo truyền thuyết dân gian, Ông Trọng là người cương trực, trung hậu, thương dân, từng đánh nhau với tên lính huyện để bảo vệ dân phu, sau lại được Hùng Vương trọng dụng. Ông có công giúp vua Hùng dẹp yên bờ cõi, ngăn chặn quân địch từ phía Tây và phía Nam tiến vào Văn Lang.

THỜI KỲ ÂU LẠC

Đến thời An Dương Vương, ông trở thành tướng giỏi và được vua cử sang sứ nước Tần. Tần Thủy Hoàng thấy tướng mạo phi phàm của vị sứ giả phương Nam, biết không phải người phàm, bèn ngỏ ý mời ông giúp trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu.

Năm 221 TCN (Năm thứ 26 triều Tần Thủy Hoàng), nước Tần thôn tính cả 6 nước vùng Trung Nguyên và xưng Đế. Thời đó mặc dù Tần Thuỷ Hoàng uy danh ngàn vạn dặm, nhưng biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Quân Tần có Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên.

Tần Thủy Hoàng bèn phái Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao, tức vùng đất tỉnh Cam Túc ngày nay. Uy danh của Ông Trọng khiến quân Hung Nô khiếp đảm, chỉ đứng nhìn từ xa mà cũng đủ hồn xiêu phách lạc. Sách Từ Nguyên Trung Quốc ghi: “Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở của Tư Mã, coi giữ cung Hàm Dương”.

Đại Nam quốc sử diễn ca viết về ông như sau:

“Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân

Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ

Uy danh đã khiếp Hung Nô

Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.“


Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Lý Ông Trọng cũng có khen ngợi rằng:


“Võ giỏi văn tài đấng trượng phu

Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ

Vĩnh Khang ứng mộng bàn kinh truyện

Hương lửa trời Nam vững đế đồ.”


PHÒ MÃ ĐẠI TẦN

Từ khi có Lý Ông Trọng, quân Hung Nô không còn dám bén mảng tới biên giới nhà Tần. Vua Tần cũng vì thế mà rất mực tin yêu, muốn giữ chân ông nên bèn gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, tức Tây Cung công chúa. Là một sứ giả người Việt, vừa được phong quan chức, lại trở thành phò mã như vậy, thật hiếm lắm thay.

Thế nhưng, danh tiếng và quyền thế nơi đất khách vẫn không thể giữ chân ông. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi về phương Nam, ngày đêm mong ngóng sớm được đoàn tụ cùng gia viên. Khi biết Ông Trọng được vua Tần phê chuẩn cho trở lại cố hương, quân Hung Nô lại tiến quân sang quấy nhiễu. Không còn cách nào khác, Tần Thủy Hoàng phải sai sứ sang Âu Lạc thỉnh mời. Nhưng Ông Trọng tìm cách thoái thác, không muốn tiếp tục phục vụ nước Tần.

Truyền thuyết dân gian kể rằng ông phải giả chết, khiến vua Tần bất đắc dĩ đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng. Pho tượng được đặt ở cửa Tư Mã Hàm cung. Bên trong pho tượng chứa được vài chục người, và có chỗ điều khiển để cử động tay chân. Khi quân Hung Nô định kéo sang cướp phá, từ xa thấy bức tượng đồng cứ ngỡ là Ông Trọng, phải vội vàng tháo chạy, không dám bén mảng tới nước Tần lần nữa.

LƯU DANH THIÊN CỔ NGÀN NĂM SAU

Nhiều trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính. Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương qua làm Đô Hộ nước An Nam ta thường qua chơi làng Vương (tên gọi Lý Ông Trọng trong Việt Điện U Linh).

Đêm mộng thấy cùng Vương nói chuyện trị dân, và giảng luận sách Xuân Thu tả truyện, nhân đó Triệu Xương mới hỏi thăm nhà cũ của Vương hồi xưa, thì chỉ thấy mù khói ngang trời, sông nước mênh mông, rêu phong đường đá. Ông mới lập lại đền thờ, xưởng cao lầu lớn, rồi chuẩn bị lễ vật đem đến tế Vương.

Đến lúc Cao Biền (tướng nhà Đường) đánh phá nước Nam Chiếu (là vương quốc của người Bạch và người Di ở Vân Nam Trung Quốc), Vương thường hiển linh trợ thuận. Cao Biền lấy làm kinh dị, sai thợ trùng tu đền thờ ông tráng lệ hơn xưa, và chạm khắc tượng gỗ son thếp vàng giống như thực, đem lễ vật đến tế, từ đó, hương hỏa không khi nào hết.

Đến thời Bắc Thuộc (từ năm 603 đến năm 938) đền thờ Lý Ông Trọng tiếp tục được cho xây dựng ở Thị Điềm, Thụy Phương (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Để tưởng nhớ Lý Ông Trọng, hằng năm ba làng: Thụy Phương, Hoàng Mạc và Liên Mạc tổ chức lễ hội đền Chèm từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch.

Ngày nay ở làng Chèm, huyện Từ Liêm, vẫn còn ngôi đền cổ thờ Lý Ông Trọng do vua Tần cho người xây dựng. Trải qua hàng nghìn năm phong ba cùng tuế nguyệt, ngôi đền vẫn còn giữ được pho tượng Lý Ông Trọng cao 8 mét, cùng với các câu đối và văn bia ghi lại thần tích về ông. Trong đó có câu: “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. “Hương” ở đây là Lý Ông Trọng, người làng Chèm, xã Thụy Hương. Đức Thánh làng Chèm vì thế mà được xếp ngang hàng với Phù Đổng Thiên Vương, là một trong Tứ Đại Trụ Thần của nước ta thời xưa. Phạm Sư Mạnh nhà Trần có lời thơ về ông:

“Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp

Ông Trọng từ thâm vân đạm nùng.”


Dịch


“Văn Lang thành cổ non trùng điệp

Ông Trọng đền thiêng mây nhạt nồng.”


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.