Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật truyền thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật truyền thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Trương Chi - Mỵ Nương


Mỵ Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó thư giãn. 



Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách và say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông, thổi sáo hay nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí. 

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện và Mỵ Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh. 

Một hôm, vô tình cha nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mỵ Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Mỵ Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mỵ Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa. 

Trương Chi kể từ khi về nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến nhà của Mỵ Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn cho thân phận nghèo hèn của mình, không thiết làm ăn gì nữa, mang bệnh tương tư, biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng. 

Một lần tình cờ, cha Mỵ Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mỵ Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách. Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén tan ra thành nước.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Chữ Đồng Tử - Tiên Dung

Tên húy
Chữ Đồng Tử
褚童子
Quê quán:
Thôn Chử Xá – xã Văn Đức – Gia Lâm – Hà Nội



 Ông là một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian truyền thống Việt Nam.

Cuộc đời của ông gắn liều với Truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử, được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái kể về thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.

TRUYỀN THUYẾT

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (có bản viết là Chử Vi Vân. Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần - Nhà xuất bản Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn. 

Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung tuổi trăng tròn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa ghé qua vùng Gia Lâm. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng. Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung - Chử Đồng Tử làm chúa (Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần-Nhà xuất bản Giáo dục). 

Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi - tham khảo "Việt sử Giai thọai" Chuyện kể Chử Đồng Tử) Đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thoại), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung - Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn. Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là chợ Hà Thị. Lễ hội Chử Đồng Tử tại Đền Hóa Dạ Trạch Thực sự về mặt lịch sử thì có thể Chử Đồng Tử cũng là một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo cổ ở nước ta. 

Truyền thuyết cũng khẳng định đạo Phật cổ đã du nhập vào nước ta từ thời kỳ Hùng vương khoảng 200-300 năm trước công nguyên. Truyền thuyết cũng cho thấy ban đầu cũng có xung đột chính trị giữa tín ngưỡng đạo Phật và tín ngưỡng cổ Văn Lang, giữa Phật giáo cổ và giới cầm quyền của các vua Hùng.

VĂN HÓA

Về văn hóa, truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung để lại cho người Việt Nam phong tục trồng cây nêu trong ngày Tết: 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cao nêu, kêu pháo, bánh chưng xanh”.

Tục trồng cây nêu trong ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết về vợ chồng Chử Đồng Tử-Tiên Dung cắm gậy, đội nón lên gậy từ thời Vua Hùng Vương, để nói lên lòng mong muốn làm việc thiện, trừ được ma quỉ, trừ cái ác, và nói đến sự vươn lên của người dân Việt Nam trong mỗi kỳ năm mới.

LỄ HỘI – THỜ CÚNG

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, lễ hội cầu tình yêu) được tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng huyện Khoái Châu. Lễ hội hằng năm đều đ­ược tổ chức như­ng với quy mô tổng (tổng Mễ xưa có 9 làng) thì 3 năm một lần, thời gian vào giữa tháng 2 âm lịch. Lễ mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về tr­ước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là minh chứng cho nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.


VỢ CỦA CHỬ ĐỒNG TỬ

Có thuyết kể rằng Chử Đồng Tử trong lúc chu du tìm thầy học đạo cùng vợ đã lấy thêm một người vợ thứ hai là công chúa Hồng Vân. Cả ba người đã giúp dân chữa bệnh.

Công Chúa Tiên Dung

Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Vào một ngày đẹp trời, nàng cho thuyền dạo chơi dọc sông Hồng, lúc đó Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nhìn thấy từ xa đoàn thuyền dong buồm đi tới, sợ quá chàng liền chạy lên bờ nhằm khóm lau vùi mình xuống cát. Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai thị nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Trước người con gái có thân thể ngọc ngà, Chử sợ hãi định chạy trốn nhưng Tiên Dung ngẫm thấy là duyên trời định bèn nói: "Ta và chàng tình cờ gặp nhau thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt", liền đó nàng truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền. 

Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì đùng đùng nổi giận không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống cuộc đời bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập. Cảm mến vợ chồng họ, Tiên Ông đã truyền phép thần cho Chử Đồng Tử, sau đó Chử và Tiên Dung đi khắp vùng Khoái Châu dùng phép thần để cứu sống những người chết do bị nạn dịch, đói khổ… 

Sau kẻ nịnh thần về kinh đô tâu với vua rằng vợ chồng công chúa Tiên Dung dùng phép lạ dựng thành quách, muốn lập riêng bờ cõi. Ngỡ con làm phản, vua Hùng sai quân đến dẹp. Vợ chồng Chử Đồng Tử không dám cưỡng lại mệnh cha, chờ chịu tội. Nửa đêm hôm ấy một trận cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng bay lên trời, để lại một đầm nước rộng mênh mông. Người đời sau gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ. 

Cảm động trước mối tình bất tử, đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được nhân dân thờ phụng nhiều nơi trên địa bàn đồng bằng và Trung du Bắc bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. 

Công chúa Hồng Vân

Hồng Vân công chúa tên thường gọi là Tây Nương, hay Tây Sa (có tài liệu gọi là nàng Nguyễn). Bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đức độ, hiền lành tại làng Đông Miên, huyện Chu Diên (tức thôn Đông Kim, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện nay). 

Tương truyền rằng, một đêm nọ mẹ bà mộng thấy một con chim xanh lớn bay vào màn, rồi hóa thành người con gái đẹp. Tiếp đó, một người đàn bà xuất hiện ngoài màn, tự xưng là Tây cung vương mẫu từ thiên đình giáng xuống, đem con xuống gửi nhà người cõi trần trong 3 kỷ (36 năm). Từ đó bà thụ thai, đến ngày mùng 10/2 âm lịch hạ sinh con gái, đặt tên là Tây Nương. Tây Nương lớn lên có sắc đẹp lạ thường "chim sa, cá lăn, hoa tủi, trăng hờn". 

Chuyện tình duyên giữa Hồng Vân công chúa và đức thánh Chử Đồng Tử được ghi lại như sau: "Trong một chuyến đi chữa bệnh cho người dân, đức thánh và công chúa Tiên Dung gặp Tây Nương đang cắt lúa bên đường đã tới hỏi chuyện. Thấy nàng có sắc đẹp lạ thường, hiền lành mà đối đáp trôi chảy, Tiên Dung tỏ ra mến phục và kết nghĩa chị em". Sau cuộc trò chuyện "tâm đầu ý hợp" của ba người, Tây Nương đã kết duyên cùng Chử Đồng Tử. 

Cũng năm đó, vua Hùng cha của công chúa Tiên Dung ốm nặng, không ngự y nào chữa khỏi được. Biết Tây Nương giỏi về chữa bệnh,Tiên Dung đã nhờ nàng vào cung chữa cho vua cha. Sau khi vua Hùng khỏi bệnh định mang vàng bạc, châu báu ra tạ ơn, nhưng nàng không nhận mà trở về chung sống với Chử Đồng Tử - Tiên Dung, tiếp tục chữa bệnh cứu dân. 

Sau sự kiện Tam vị đồng thăng, vua Hùng đã sa giá đến nơi để xem xét. Khi đó, vua nhìn lên trời thấy có người con gái cưỡi hạc trắng từ bay đến, tự xưng là Tây cung vương nữ, vâng mệnh Chử Đồng Tử - Tiên Dung đến tạ phụ vương và xin thứ tội các con. Vua nhận ra đây chính là người chữa khỏi bệnh cho mình lúc trước. Ngài vô cùng hối hận và xúc động và đã phong cho Tây Nương là " Nội trạch Tây cung Tiên nữ – Hồng Vân công chúa". Để tỏ lòng nhớ ơn công ơn của ba vị, dân làng trong vùng và nhiều nơi khác đã lập đền thờ họ. 

Nhiều làng thuộc các tỉnh nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam đều có thờ đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân công chúa. Nhưng ở Hưng Yên là có nhiều đền nhất, có 45 làng cùng thờ. Hằng năm vào ngày 10, 12/2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung lại được diễn ra tại các đền Hóa Dạ Trạch, đền Tránh Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền thờ Hồng Vân công chúa (xã Đông Tảo, Khoái Châu) để ghi nhớ công ơn đồng thời tô đậm thêm thiên tình sử muôn đời của đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Sơn Tinh - Thủy Tinh


Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: 

"Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ"

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang. 

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.



Nhận định của Nguyễn Ngọc: 

Sính lể voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Thực tế lại là một câu đố. Trong tiếng Việt, số 9 và từ chín (trạng thái) là từ đồng âm khác nghĩa. Voi chín ngà không phải là voi có 9 cái ngà. Gà 9 cựa không phải là gà có 9 cái cựa. Ngựa 9 hồng mao không phải là ngựa có 9 cái hồng mao. Mà là voi đã chín đôi ngà (tức voi đã trưởng thành) Gà đã chín cựa (tức là gà đã có cựa sắc, cựa đã cứng) ngựa đã chín hồng mao (tức ngựa đã lớn).

Căn cứ theo sử sách, Sơn Tinh chính là Thánh Tản Viên. Còn Thủy tinh chính là ông nội của Thục Phán - Thục Vương nước Nam cương. Câu chuyện một phần được hư cấu từ cuộc chiến giữa người Tây Âu với người Lạc Việt, nhưng phải chăng dưới thời kỳ trị vì của An Dương Vương đã bị chuyển hóa thành Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Ông Đùng Và Bà Đùng


Trong dân gian Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra Bắc có lưu truyền câu chuyện vệ một cặp vợ chồng khổng lồ , thường được gọi là Ông Đùng – Bà Đùng (Cũng có nơi gọi là Bà Đà)



Truyền thuyết về 2 nhân vật này gồm mấy mục như sau:

TẠO NÚI HỒNG LĨNH

Núi Hồng Lĩnh do một ông khổng lồ không rõ tên tuổi (dân gian Hà Tĩnh gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Xếp được 99 hòn núi, còn một hòn cuối cùng thì ông Đùng đánh rơi sang phía bờ bắc sông Lam mà thành rú Rum. Ở một số nơi thuộc vùng núi Hồng Lĩnh lại lưu truyền truyền thuyết rằng:

Ngày xưa, thủa khai thiên lập địa, vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh này núi non mọc ngổn ngang, ngăn cách vùng này vùng kia. Thủa ấy, có hai người khổng lồ là Ông Đùng, Bà Đùng nhiều lần giúp đỡ dân trong vùng. Ông Đùng rất thích bà Đùng nên một hôm sớm tinh mơ đến ngỏ ý. Bà Đùng nói trước khi gà gáy ngày mai ông Đùng phải xếp được 100 ngọn núi thì bà Đùng đồng ý làm vợ. Vậy là ông Đùng một mình cặm cụi kéo núi xếp lại, ông làm việc quên cả ăn. Lúc xếp được 99 ngọn núi thì cũng lúc bà Đùng tỉnh dậy, thấy ông Đùng đang xếp núi nên đùa cho vui bằng việc giả tiếng gà gáy. Ông Đùng đang di chuyển một ngọn núi về cho tròn 100 ngọn, đến bên bờ bắc sông Lam nghe thấy gà gáy tưởng thật, nên đứng dậy phủi tay mà đi. Do đó mà núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn, còn một ngọn bị ông Đùng bỏ lại chính là núi Quyết ở bờ bắc sông Lam.

Núi Hồng Lĩnh tại Hà Tĩnh


TRUYỀN THUYẾT KHÁC

Ở miền Bắc Việt Nam còn lưu truyền nhiều truyền thuyết dân gian về Ông Đùng Bà Đá, về chuyện hai ông bà đào sông Hồng, sông Đà, nhưng vì mải vê nói chuyện, đào từ ngày này qua ngày khác mà dòng sông uốn lượn quanh co không được thẳng như mong muốn. Truyện ông Đùng bắc chân qua sông làm cầu cho nhân dân mà bị thiêu rụi mất lông chân. 

Vùng đất Nghệ Tĩnh. Bàn chân của ông Đùng, dấu ấn của ông Đùng còn in trên mỗi ngọn núi, con đường của vùng đất xứ Nghệ. Từ ngọn Kíp Lịp ở Thiên Nhẫn - Thanh Chương đến ngọn Đại Huệ ở Nam Đàn, ngọn O Lợn ở Yên Thành tới dãy núi Hồng ở Hồng Lĩnh, dãy Hoành Sơn cao vọng đến Hòn Bớc, Hòn Cùm ở Cẩm Xuyên. Ông khổng lồ như là người kiến tạo nên núi non xứ Nghệ. Những hành động phi thường tựa hành động của những vị thần của ông Đùng cũng không thể che lập cái bình thường của con người bình thường, người dân lao động trong chân dung ông. Nếu bóc đi mô típ lai lịch khác thường và những mô típ phóng đại ở tầm vóc khổng lồ thì ông Đùng hiển hiện như những con người lao động bình thường. Con người ấy cũng lam lũ cực nhọc, cũng đi đơm cá, cũng ăn cơm với cà, cũng ra kẻ chợ cùng với một cô gái và mải mê trò truyện mà quên khuấy, bỏ lại một đùm cơm bên đường, cũng dùng bàn tay của mình moi lòng đất để lấy sắc, dùng bàn tay làm búa, làm đe và cũng đã hơn một lần phải chịu bất lực trước dòng nước hung dữ, cũng bị thằng Sắc vật ngã, cũng mắc mưu kẻ thù. Nghĩa là cũng rất gần với những con người bình thường, rất gần với cái bình thường trong chân dung ải Lậc Cậc, ông Bưng. Ải Lậc Cậc cũng lật đất, cày lúa, bắt chim, gánh tro than, cũng khóc lóc vì bất lực trước thiên nhiên. Ông Bưng là cậu bé mồ côi sống với người mẹ nghèo hiếu thảo, sinh sống bằng nghề kiềm củi để giúp mẹ độ nhật. Như vậy, những nhân vật khổng lồ này đã phát triển cao hơn dạng ông khổng lồ Trụ trời, ông khổng lồ Chô Công xây dựng nên trần gian. Nếu phương thức tạo hình tượng của những nhân vật đó là sự “nhân hóa vũ trụ” thì ở ông Bưng, ải Lậc Cậc, ông Đùng vẫn là phương thức nhân hóa vũ trụ, nhưng vũ trụ hóa con người là mục đích cao nhất. Nghĩa là con người ở đây cũng được ca ngợi phẩm chất khổng lồ, nhưng sự khổng lồ đó không phải là sở hữu của một cá nhân mà là một tập thể con người. Meletinski đã chỉ rõ “nhân vật văn hóa là sự nhân cách hóa đối với cái tập thể bộ lạc thị tộc nói chung, là sức mạnh mang tính chất độc lập của tập thể đó. Tính chất điển hình trong hình tượng ấy là như vậy. Tính chất điển hình được coi như là sự hiện thân của tập thể”. Trên phương diện ấy, thành tích của người Nghệ Tĩnh cổ đại được tập trung trong những hành động kỳ vĩ của ông Đùng. Và như vậy nhân vật xuất hiện khi con người đã ý thức, đã quan niệm “vũ trụ là công trình lao động vĩ đại, một công trường lao động vĩ đại, một đối tượng lao động vĩ đại của những người khổng lồ


DẠY DÂN NGHỀ RÈN

Tại vùng Trung Lương (Hà Tĩnh) còn lưu truyền về ông tổ nghề rèn sắt chính là Ông Đùng. Ông Đùng đã đào quặng sắt trong núi rồi dạy dân vùng ấy nghề rèn.

Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thủy Tinh


Theo truyền thuyết, Thủy tinh là một thần nước, hung ác thường xuyên dâng nước lên gây ngập lụt, khiên nhân dân điêu đứng.



Tuy nhiên, căn cứ vào các cứ liệu lịch sữ, có thể nhận định Thủy Tinh chính là hình tượng của Thục Vương – thủ lĩnh vùng đất Âu Việt.

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: HùngVương thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn.Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần,vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc Bộ máy nhà nước của nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc Hầu Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.



Truyền thuyết về Sơn tinh và Thủy tinh – Hình ảnh từ cuộc xung đột vũ trang giữa Văn Lang và Nam Cương.

Vào thời Hùng Vương thứ 18, Văn Lang đã là một quốc gia suy yếu. Hùng Vương có người con gái nổi tiếng xinh đẹp tuyệt trần đã đến tuổi xuất giá. Vua muốn chọn cho nàng một người vừa ý nên mở hội kén rể trong cả nước. Bấy giờ, Thục Vương ở nước Nam Cương (Đất Âu Việt) nghe tin, có ý muốn nhân đây mà thôn tính Văn Lang nên cho sứ sang cầu hôn. Hùng Vương có ý muốn gả Mị Nương cho Thục. Nhưng Lạc Hầu và Lạc Tướng can rằng “Thục Vương chỉ có ý muốn lấy nước ta”, nên hiến kế cho Hùng Vương. Hội kén rể trong nước đã chọn ra được Thánh Tản Viên. Khi Thục Vương qua nước Văn Lang đưa lễ, bấy giờ có cả Thánh Tản Viên. Hùng Vương mới ra sính lễ “ai mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ đến trước ngày hẹn”  thì sẽ được lấy Mị Nương. 

Câu đố của Hùng Vương đã được cả hai người giải ra, tuy nhiên đường từ núi Tản Viên tới Phong Châu gần hơn đường từ đất Âu Việt sang. Nên Thánh Tản Viên được lấy Mỵ Nương về. Thục Vương sang muộn, không lấy được Mị Nương, trở về uất ức, cho rằng Hùng Vương chơi xỏ mình, nên hiệu triệu binh mã sang đánh Văn Lang. Bấy giờ, Hùng Vương còn binh hùng tướng mạnh nên sớm đánh tán quân Thục. Thục Vương trở về thêm phần uất ức mà di chiếu cho con cháu ngày sau phải tìm cách diệt Văn Lang báo thù. Sau này cháu Thục Vương là Thục Phán đã thực hiện được di chiếu đó.


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc. Và làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.

Thánh Gióng

THÁNH GIÓNG
𢶢
Sắc phong:
Phù Đổng Thiên Vương
扶董天王
Năm sinh:
Không rõ
Mất:
Không rõ
Đền thờ:
Đền Sóc Sơn - Núi Sóc - Sóc Sơn - Hà Nội



Thân thế

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Công lao

Truyền thuyết kể rằng:

Vào đời Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt biết phun lửa, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử ra chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt biết phun lửa, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.



Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn:

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo bào cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Đền thiêng còn dấu cố viên
Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây


Lời của tác giả.
Nhớ rằng:
Đất nước của chúng ta trải qua hơn 1000 năm bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, mối nhục này chúng ta đâu thể quên.
Tự hào rằng:
Đất nước của chúng ta với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Lẫy lừng nhất trong lịch sử là 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên khiến cho cả Thế giới khiếp sợ.
Ý thức rằng:
Lịch sử của Dân tộc là những nỗi đau bất hạnh kéo dài triền miên. Sự thờ ơ với lịch sử của mỗi người Việt Nam chính là con dao giết chết Dân tộc, với làn sóng xâm lăng của ngoại bang là không bao giờ kết thúc.
Vậy nên:
Là người Việt Nam, không nhất thiết phải giỏi lịch sử. Nhưng phải biết và phải hiểu lịch sử Nước nhà. Không làm rạng danh được tổ tiên thì phải để cho con cháu được tự hào.